Những địa điểm chơi Tết Giáp Ngọ hấp dẫn tại Hà Nội

(Dân trí) - Tết này, Hà Nội có rất nhiều điểm vui chơi lý thú, thu hút giới trẻ và người dân khắp mọi miền về đây du xuân.

Các điểm vui chơi do Hà Nội tổ chức

Khác với mọi năm, khu vực Bờ hồ Hoàn Kiếm không còn là trung tâm duy nhất được phối cảnh vui chơi Tết, năm nay Sở VHTTDL Hà Nội tiến hành thực hiện trang trí hoa, đèn và tổ chức văn nghệ ở nhiều địa điểm khác.

Bạn trẻ háo hức chụp ảnh Tết với phối cảnh hoa đào trên Bờ hồ Hoàn Kiếm

Bạn trẻ háo hức chụp ảnh Tết với phối cảnh hoa đào trên Bờ hồ Hoàn Kiếm

Khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiến vẫn trang trí, phối cảnh hoa nhưng không xây dựng chợ hoa như năm ngoái. Tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội dự kiến sẽ có một sân khấu ca nhạc dành cho giới trẻ, diễn ra vào đêm giao Thừa.
 
Ngoài ra, sẽ có một sân khấu dành cho âm nhạc truyền thống được đặt tại Hoàng Thành Thăng Long, trước cửa công viên Thống Nhất Hà Nội, và khu vực quận Hà Đông sẽ có một sân khấu ca múa nhạc tổng hợp được dựng lên để phục vụ nhiều đối tượng công chúng đến vui xuân.
 
Ngoài ra, chợ hoa ở các ngã tư xung quanh khu vực Ba Đình, những trò chơi dân gian truyền thống cũng sẽ quy tụ về Cung Quần Ngựa, Hà Nội.

Phố ông đồ

Bạn trẻ háo hức chụp ảnh Tết với phối cảnh hoa đào trên Bờ hồ Hoàn Kiếm

Đã thành thông lệ, hàng năm mỗi dịp Tết đến, các ông đồ lại tụ hội trên phố Văn Miếu, Hà Nội, bày mực tàu giấy đỏ cho chữ đầu xuân. Năm nay, phố ông đồ chuyển vào hồ Giám, đối diện Văn Miếu, tiếp tục phát huy truyền thống xưa cũ.

Những người muốn cầu may mắn, bình an hay năm mới tài lộc thường ghé thăm nơi đây. Cũng có những người năm nào cũng lên phố ông đồ chỉ để ngằm nhìn và hoài cổ về một cái Tết xa xưa, đầy ắp hương vị văn hoá truyền thống.

Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bắt đầu các chương trình chơi xuân phục vụ du khách mùng 4 đến mùng 10 Tết. Trong 5 ngày đầu tiên, các hoạt động hướng đến chủ yếu là ẩm thực dân tộc, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa rối nước... Ngày mùng 9 và 10 Tết, các trò chơi dân gian truyền thống mới được triển khai.

Tại đây, du khách sẽ được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc trong ngày Tết như thụt thò (Êđê), cọp ốm (Bana), đánh cầu lông gà (Thái, Hmông, Pà Thẻn), nhảy chữ thập (Khơmú), đi cà kheo, bắt chạch trong chum, đánh đu.. Đây cũng là cơ hội để du khách bốn phương tìm hiểu văn hóa Hà Tĩnh thông qua ẩm thực và mâm cỗ ngày Tết của người dân nơi đây.

Khu trung tâm thương mại, giải trí

Đường phố Hà Nội ngày giáp Tết

Đường phố Hà Nội ngày giáp Tết

Những địa điểm mới có trong danh sách vui chơi của bạn trẻ Hà Nội trong năm vừa qua như Royal city, Time city… có khu vườn xuân, khu trượt băng nghệ thuật, thuỷ cung… sẽ là điểm đến lý tưởng cho các gia đình và hội bạn bè ngày Tết.

Những địa điểm này nằm trong nội thành, thuận tiện đi lại nên hứa hẹn sẽ hút khách trong những ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên, giá thành những trò chơi, dịch vụ ăn uống trong các khu trung tâm thương mại này khá cao so với hàng quán thông thường. Cho nên người dân có thể lựa chọn những địa điểm vui chơi khác hợp túi tiền hơn, ví dụ như những điểm vui chơi công cộng, công viên…

Rạp chiếu phim

Đường phố Hà Nội ngày giáp Tết

Như mọi năm, thời điểm Tết Nguyên đán là dịp các bộ phim ra mắt rầm rộ, đặc biệt là phim sản xuất trong nước. Khá nhiều bộ phim hài Tết sẽ được trình chiếu trong dịp này sẽ đáp ứng nhu cầu giải trí của mọi lứa tuổi.

Đi lễ hội, đi phượt

Đường phố Hà Nội ngày giáp Tết

Nếu như đã "chán ngán" với không khí thành phố, bạn trẻ cũng có thể lựa chọn những điểm đến khác như các lễ hội của các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định… Khác nhiều lễ hội xuân sẽ diễn ra trong tháng Giêng như hội chọi trâu Hải Lựu – Vĩnh Phúc, hội Khai Ấn đền trần – Nam Định, hội chùa Hương…

Hoặc xa hơn, nhiều địa điểm thú vị miền Tây Bắc cũng đang chờ bạn khám phá. Sa Pa, Mộc Châu mùa này vẫn luôn đông khách. Bạn trẻ có thể đi du lịch theo đoàn hoặc đi phượt tuỳ theo sở thích.

Mai Châm