Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X

Tình yêu luôn đến vào những giây phút kỳ diệu. Đó là một trong những khoảnh khắc cô gái trẻ bị cuốn hút bởi chàng trai Hà Lan nhút nhát và hay đỏ mặt xấu hổ này...

Khi tôi kết hôn, mẹ chồng tặng tôi chiếc xe đạp mà bà đã đi nhiều năm và máy giặt cũ làm quà. Trong mắt tôi, những thứ này còn quý hơn cả sính lễ ít hay nhiều", Trương Hồng Thư (Zhang Hongshu) người Đông Bắc, Trung Quốc (26 tuổi) nhớ lại ngày trọng đại nhất của đời mình vừa diễn ra đầu năm 2020. Chú rể là người Hà Lan.

Khác với hầu hết các cô gái truyền thống Trung Quốc, Trương Hồng Thư tôn trọng các phong tục và quan niệm của người Hà Lan, cưới xin không cần nhà, xe, hay sính lễ.

Cô cũng vui vẻ chấp nhận chiếc xe đạp và máy giặt cũ của mẹ chồng làm quà cưới. Với Trương Hồng Thư, so với vật chất, tình yêu là quan trọng hơn.

Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 1

Trương Hồng Thư sinh năm 1993 và sống ở Thiết Linh, tỉnh Liêu Ninh, cô học đại học ở Thượng Hải, sau khi tốt nghiệp làm thiết kế nội thất ở Hạ Môn.

Chồng cô là Tiểu Cáp (Tiểu Cáp – tên Trung Quốc) sinh năm 1997 tại Utrecht, Hà Lan. Sau khi học xong đại học ở Hà Lan, anh đến Hạ Môn năm 2016 với tư cách là một sinh viên trao đổi.

Một đêm mùa Hè năm 2016, Trương Hồng Thư và Tiểu Cáp gặp nhau tại một bữa tiệc bạn bè. Tiểu Cáp đã yêu Trương Hồng Thư ngay từ cái nhìn đầu tiên, và bị thu hút sâu sắc bởi cô gái Trung Quốc xinh đẹp, duyên dáng và đoan trang này.

Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên của Trương Hồng Thư về Tiểu Cáp không được tốt lắm. "Trẻ hơn cô, ăn mặc không được đẹp lắm, tiếng Trung không tốt và không thể giao tiếp". Trương Hồng Thư cười khi nhớ lại.

Vì Tiểu Cáp trước đây chưa yêu bao giờ nên không có kinh nghiệm. Đứng trước cô gái mà mình thích, anh không biết nịnh ngọt, bản chất con người thẳng thắn trung thực, chỉ biết không ngừng nhắn tin mời Hồng Thư đi ăn. Nhưng cô gái trẻ chưa từng động lòng.

Cho đến một ngày Hạ Môn gặp bão, căn hộ của Trương Hồng Thư bị cắt điện và nước, Tiểu Cáp biết tin đã vội tới giúp cô ngay lập tức. Điều này đã thay đổi thái độ của Trương Hồng Thư  đối với Tiểu Cáp.

Tình yêu luôn đến vào những giây phút kỳ diệu. Đó là một trong những khoảnh khắc cô gái trẻ bị cuốn hút bởi chàng trai Hà Lan nhút nhát và hay đỏ mặt xấu hổ này.

Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 2

Kể từ đó, mỗi lần Tiểu Cáp mời Trương Hồng Thư đi ăn, cô không từ chối nữa. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2016, hai người đã xác nhận mối quan hệ của họ.

Vì người yêu, Tiểu Cáp đã từ bỏ cơ hội trở về nước và quyết định ở lại Hạ Môn để làm việc. Quyết định này khiến Trương Hồng Thư cảm nhận sâu sắc tấm chân tình của người yêu.

Trong quá trình yêu Trương Hồng Thư, Tiểu Cáp cũng dần trưởng thành. Anh không chỉ xuất hiện những lúc người yêu cần nhất, mà còn thường tạo ra những niềm vui nhỏ cho cô. Tình yêu của Hồng Thư dành cho chàng trai trẻ “làm việc gì cũng không suôn sẻ nhưng rất nhiệt tình” này ngày một sâu đậm.

Tháng 6 năm 2017, Tiểu Cáp đã đưa Trương Hồng Thư đến Hà Lan để tham dự đám cưới của anh trai mình và đưa cô đến gặp gia đình. Họ đều rất yêu quý cô. Hồng Thư cũng nảy mầm ý định kết hôn với Tiểu Cáp.

Mặc dù Trương Hồng Thư muốn sống cùng Tiểu Cáp tới đầu bạc răng long nhưng gia đình cô luôn cảm thấy không đáng tin. Rốt cuộc, sự chênh lệch 4 tuổi vẫn còn đó và không cha mẹ nào có thể yên tâm trao con gái cho một cậu trai trẻ chưa đủ chín chắn.

Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 3

Cho đến Tết năm 2018, Tiểu Cáp đã theo Trương Hồng Thư về quê nhà ở vùng Đông Bắc. Hình ảnh chàng trai nước ngoài trưởng thành, chu đáo và lịch sự đã khiến cha mẹ cô thay đổi cách hiểu trước đây.  

Tuy nhiên, tại thời điểm thảo luận về hôn nhân, do phong tục địa phương khác nhau, Tiểu Cáp và Trương Hồng Thư đã gặp phải một vấn đề khó khăn.
Gia đình của Trương Hồng Thư hy vọng rằng, Tiểu Cáp có thể tặng một món quà theo phong tục của Trung Quốc nhưng Tiểu Cáp nghĩ rằng điều này là "không công bằng với cha mẹ mình". Theo quan điểm của anh, tình yêu và hôn nhân là chuyện của hai người và cha mẹ không nên "trả tiền". 
Trương Hồng Thư hiểu và tôn trọng suy nghĩ của Tiểu Cáp. Cô tự quyết định kết hôn không cần sính lễ. Theo quan niệm của Trương Hồng Thư, cô cũng tin rằng, tình yêu và hôn nhân nên là vấn đề của hai người và họ nên tự đưa ra quyết định.
Vì gia đình của Tiểu Cáp  chưa bao giờ đến Trung Quốc, Trương Hồng Thư đã quyết định mời gia đình của anh đến Trung Quốc để tổ chức đám cưới.
Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 4
Tháng 10 năm ngoái, Trương Hồng Thư đã đưa bố mẹ và anh rể của Tiểu Cáp đi thăm Thiên An Môn, Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên… và các địa điểm du lịch khác. Cô cũng đưa họ đi ăn các đặc sản Trung Quốc như vịt nướng, dimsum và dạy họ sử dụng đũa... khiến họ cảm nhận sự sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, cũng cảm nhận tấm chân tình từ gia đình nhà gái.
Từ Bắc Kinh đến Thiết Linh, tốc độ đường sắt cao tốc là hơn 200km/h và phải mất 5 giờ mới tới nơi. Gia đình của Tiểu Cáp sững sờ.
 

Vào ngày 25 tháng 10 năm ngoái, Trương Hồng Thư và Tiểu Cáp đã nhận được giấy chứng nhận kết hôn tại Thiết Linh. Ở Hà Lan, việc một người đàn ông và một người phụ nữ sống chung mà không kết hôn là điều hợp pháp. Vì vậy, nhiều người chọn không kết hôn.

Tuy nhiên, để cho Trương Hồng Thư  một lời hứa vĩnh viễn, Tiểu Cáp chọn kết hôn với người yêu bằng giấy chứng nhận. Theo quan điểm của Trương Hồng Thư, đây là hiện thân trách nhiệm của Tiểu Cáp đối với mình.

Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 5

Vào ngày 26 tháng 10, Trương Hồng Thư và Tiểu Cáp bước vào hội trường của đám cưới dưới sự chứng kiến của người thân và bạn bè của họ. Tất cả các chi phí của đám cưới là tiền tiết kiệm của cả hai trong nhiều năm. Họ đã không dùng một đồng nào của bố mẹ cho đám cưới.  

Một ngày sau đám cưới, gia đình của Tiểu Cáp  đã vội vã trở lại Hà Lan để làm việc. Tiểu Cáp làm trong ngành IT. Vì mức lương của ngành IT ở Hà Lan cao hơn ở Trung Quốc, Trương Hồng Thư  khuyên Tiểu Cáp quay trở lại Hà Lan để phát triển và cô cũng sẽ theo anh định cư ở Hà Lan trong tương lai.

"Giá nhà ở Hà Lan tương đối thấp và tỷ lệ cho vay rất cao, lãi suất gần như bằng không, hơn nữa cũng có rất nhiều trường để lựa chọn", Trương Hồng Thư nói, hơn nữa nếu Tiểu Cáp tiếp tục ở lại Trung Quốc  anh phải gia hạn visa.   

Câu chuyện tình yêu xuyên biên giới đáng ngưỡng mộ của cô gái trẻ 9X - 6
 

Hiện tại, Tiểu Cáp đã tìm được một công việc trong ngành IT ở Hà Lan. Tiền lương hàng tháng của anh tương đương 40.000 nhân dân tệ (~5800 đôla) và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong bốn đến năm năm tới. Do đó, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ không có nhiều áp lực kinh tế.

Trương Hồng Thư và Tiểu Cáp sống trong một ngôi nhà mà họ thuê ở Hà Lan, và cuộc sống của họ cũng rất hạnh phúc. Điều khiến Trương Hồng Thư hạnh phúc hơn là chiếc xe đạp và máy giặt cũ mà mẹ chồng cô tặng.  

Nói chung, các vị phụ huynh nước ngoài thường không đưa tiền khi con cái họ kết hôn. Họ nghĩ rằng con cái có khả năng tự kiếm tiền và việc gửi tiền trực tiếp cho chúng là rất thiếu tôn trọng". Trương Hồng Thư nói rằng những món quà mà mẹ chồng dành cho cô là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và chúng không chỉ đáng nhớ mà còn rất thiết thực.

Hiện cô đang nỗ lực học tiếng Hà Lan để có thể kiếm việc làm, cùng chồng xây dựng tổ ấm tương lai.

Theo Phạm Liên

Sinh viên Việt Nam