Bác sĩ Nguyễn Đức Tuyên: “Không có thang máy cho thành công”

Với Nguyễn Đức Tuyên - Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Nha khoa Phương Anh để có được thành công thì vị bác sĩ ấy đã trải qua một tuổi thơ nhiều gian khó mà đến hôm nay khi nhắc lại anh vẫn xúc động. Với anh, tình cảm của thầy cô những năm tháng xưa đã là động lực để anh vươn lên trưởng thành như hôm nay.

Chạm tay vào sự sống...

Trong dịp kỉ niệm 70 năm thành lập trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Nguyễn Đức Tuyên có dịp trở về thăm lại thầy cô và bạn bè cũ. Những câu chuyện thuở xưa về anh đã được nhắc đến đầy tự hào và ấn tượng như một tấm gương học trò vượt khó.

Anh là con trai cả trong một gia đình thuần nông nghèo khó có 4 anh em ở Mỹ Đức, Hà Tây (cũ). Bố mẹ kì vọng và đặt nhiều trách nhiệm lên vai người con trai cả nên năm lớp 12 anh ra học trường THPT chuyên Nguyễn Huệ ( Hà Đông), một thân một mình xây dựng ước mơ vượt lên sự nghèo đói và đổi đời.

Bước chân ra một môi trường mới với đầy áp lực, cậu học trò “nhà quê” tự ti và mặc cảm về hoàn cảnh của mình và hầu như không có điều kiện để tham gia bất cứ buổi sinh hoạt ngoại khóa nào của lớp. Theo lời kể của cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh – giáo viên chủ nhiệm thì điều mà các thầy cô và bạn bè nhớ đến anh, đó là một học sinh nghèo nhưng chăm ngoan, có ý chí vươn lên vượt qua hoàn cảnh.

Cô Kim Oanh kể lại: Lần đầu tiên Tuyên bước chân vào lớp trong bộ dạng của một cậu bé chân không có dép đi, gầy gò, lem nhem, tôi đã phải thốt lên rằng: Ôi sao khổ thế hả em? Và khi biết hoàn cảnh của Tuyên, tôi và cả lớp còn có ý định quyên góp chút tiền giúp đỡ em nhưng vì tính Tuyên rất khái tính nên chúng tôi đã không thực hiện được ý định đó...


Doanh nhân, bác sĩ Nguyễn Đức Tuyên và cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Kim Oanh

Doanh nhân, bác sĩ Nguyễn Đức Tuyên và cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Kim Oanh

Là một cậu bé từ quê lên phố, lại là con trai cả nên mọi việc từ nhỏ đến lớn anh đều gánh vác đỡ đần bố mẹ. Nguyễn Đức Tuyên phải bươn chải để kiếm tiền từ rất sớm, lo sinh hoạt hàng ngày và trang trải học hành. Ban ngày Tuyên đi học, buổi tối anh đi làm thêm trong nhà máy giày, rồi có giai đoạn phải chạy bàn ở các quán kem bờ hồ...đủ thứ nghề để có tiền đi học, không muốn bố mẹ phải vất vả lo cho mình.

Chia sẻ về những ngày khó khăn đó, Nguyễn Đức Tuyên nghẹn ngào và thành thật: Ngày đó khó khăn lắm, chỉ có một bộ quần áo duy nhất mặc cả tuần đi học, ăn thì bữa no bữa đói, chỉ dám mua 1 nghìn rưỡi / một suất cơm với nước mắm và lúc nào trong đầu cũng thường trực sự mặc cảm của cậu bé con nhà nghèo...


Đức Tuyên và cô giáo dạy văn Lê Thị Thanh Lâm

Đức Tuyên và cô giáo dạy văn Lê Thị Thanh Lâm

Nhắc đến cậu học trò đặc biệt của mình cô giáo Kim Oanh tâm sự: Phải nói là Tuyên là một tấm gương học trò có ý chí, nghị lực vươn lên mà thế hệ hôm nay nên học tập, noi theo. Ở cậu học trò này, tôi luôn nghĩ đến bằng niềm tự hào và hiểu hơn về ý nghĩa của việc “chạm tay vào sự sống”, tức là hoặc sẽ tồn tại hoặc sẽ triệt tiêu...và Tuyên là điển hình khi đã chạm tay vào được sự sống, tìm mọi cách vượt lên để tồn tại...

Thành công và không bao giờ biết bỏ cuộc trước khó khăn nhưng Nguyễn Đức Tuyên trong con mắt thầy cô và bè bạn luôn là một người rất khiêm nhường, từ tốn, không khoa trương, không tự mãn. Bởi lẽ anh hiểu rằng, để có một bác sĩ, doanh nhân Nguyễn Đức Tuyên như bây giờ thật không dễ dàng gì. Có lẽ vì thế mà dù sau gần 20 năm gặp lại, tình cảm của thầy cô, bè bạn dành cho anh vẫn đầy ắp, vẫn sâu đậm.

“Sức mạnh mềm” nuôi dưỡng tâm hồn

Khi gặp lại người học trò cũ năm xưa, thầy cô và bè bạn đều bất ngờ trước sự thành công của Nguyễn Đức Tuyên. Thật khó để hình dung một cậu bé gầy gò đen đúa, không có tiền đi học thêm, không có thời gian giao lưu với các bạn cùng lớp nay lại trở thành một doanh nhân, một bác sĩ giỏi. Cô giáo dạy văn Lê Thị Thanh Lâm chia sẻ: Thật sự cảm thấy tự hào và bất ngờ vì dưới mái trường đó, từ hoàn cảnh cực kì khó khăn Tuyên đã vươn lên thành đạt như vậy. Tuyên đặc biệt bởi em đã chứng minh được rằng, khó khăn có thể nuôi dưỡng được cả ý chí, nghị lực và thành công... Cô Lâm cũng có nhắc đến bài văn dài 9 trang giấy của Tuyên được cô chấm 9,25 điểm, một điểm số cao đối với một học sinh lớp chọn toán. Bác sĩ Tuyên cũng còn nhớ như in điểm số ấy, anh bảo rằng nó không chỉ mang giá trị của một bài kiểm tra đơn thuần mà còn giống như một động lực đối với một cậu học trò. “Tôi luôn nghĩ trong bất kì một lĩnh vực nào, nghề nào đều có cơ hội cho tất cả mọi người. Một học sinh lớp chọn toán nếu hăng say làm một bài văn tốt vẫn có thể có điểm tối đa. Và đó chính là bước ngoặc đối với tôi, tôi luôn nghĩ dù làm gì tôi cũng có cơ hội nếu thực sự cố gắng” – anh nhấn mạnh.

Những ngày còn trên ghế nhà trường, ước mơ của Nguyễn Đức Tuyên là theo đuổi học ngành bưu chính viễn thông bởi đơn giản đó là ngành hot, lương cao, mơ ước thoát nghèo luôn là động lực mạnh mẽ để anh cố gắng từng ngày. Sau này anh theo học ngành y và quyết tâm được đền đáp với tấm bằng đại học ở Học viện Quân y 103.

Ra trường, thân tự lập thân, anh trưởng thành từ những năm tháng vật lộn với nghề, không quản ngại bất cứ công việc gì từ những công việc nhỏ nhất, phụ việc tại các trung tâm nha khoa lớn, rồi có hai năm gắn bó với bệnh viện Bạch Mai. Và những gian khó của tuổi thơ dường như đã tiếp cho anh thêm sức mạnh vượt qua những thử thách ban đầu của sự nghiệp.

Anh bảo rằng, khi con người ta có một lí tưởng, một đam mê thì mục tiêu ấy tựa như một lẽ sống và không gì có thể ngăn cản được sự vươn lên của trí tuệ và tình yêu với nghề trong anh. Nguyễn Đức Tuyên ấp ủ mơ ước xây dựng một thương hiệu riêng của mình trên thị trường nha khoa. Anh lên đường ra nước ngoài đến các quốc gia có trình độ cao, tiên tiến về nha khoa như: Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Pháp, tu nghiệp chuyên môn sâu, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho mình.

Sau nhiều năm phát triển mạng lưới và thương hiệu, bác sĩ Nguyễn Đức Tuyên đã gây dựng được một “cơ ngơi” đáng mơ ước, điều hành nhiều hệ thống nha khoa tại Thủ đô Hà Nội (520 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) và các tỉnh lân cận, vùng xâu vùng xa, mang nụ cười gần gũi hơn với bà con vùng sâu vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Việt Trì, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh...

Những thành công ban đầu của Nguyễn Đức Tuyên đã được xã hội ghi nhận với nhiều những giải thưởng như Biểu tượng vàng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Top 10 doanh nhân tiêu biểu vì cộng đồng; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen...


Đức Tuyên chụp ảnh cùng các bạn cùng khóa

Đức Tuyên chụp ảnh cùng các bạn cùng khóa

Bác sĩ Nguyễn Đức Tuyên: “Không có thang máy cho thành công” - 4

Những gì mà Nguyễn Đức Tuyên đã làm được hôm nay, ở đó có dấu ấn của một thời đầy gian khó, một tuổi thơ đầy ắp những giọt mồ hôi. Và với anh, điều đó không chỉ là động lực để anh vươn lên mà còn là “sức mạnh mềm” nuôi dưỡng tâm hồn anh hôm nay.

Anh chia sẻ: Bây giờ anh đã bước đầu có những thành công nhưng không bao giờ quên được những năm tháng nhọc nhằn xưa kia. Anh đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, đơn giản chỉ là một bữa cơm hay được cho thêm một bát canh...cũng khiến anh cảm động đến bây giờ. Và vì vậy, lúc nào trong anh cũng ghi nhớ những ân tình năm xưa và tâm niệm phải giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bằng sự đồng cảm, bằng niềm trân trọng.

Nói được và làm được, từ nhiều năm nay, anh và công ty đã tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện, tặng quà cho trẻ em vùng cao, đồng bào lũ lụt...Hoạt động đó là một trong những công việc thường xuyên và với anh hoạt động này còn mang ý nghĩa đẹp đẽ hơn bởi nó luôn nhắc nhở bản thân anh về giá trị của khó khăn đã qua và sự tử tế trong cuộc sống hôm nay.


Nguyễn Đức Tuyên bên cô giáo và các bạn cùng lớp

Nguyễn Đức Tuyên bên cô giáo và các bạn cùng lớp

Từ một cậu học trò nghèo khó nay Nguyễn Đức Tuyên đã thành đạt
Từ một cậu học trò nghèo khó nay Nguyễn Đức Tuyên đã thành đạt


Đức Tuyên đứng cạnh cây mà tập thể lớp anh (lớp 12D niên khóa 1995-1998) kính tặng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Đức Tuyên đứng cạnh cây mà tập thể lớp anh (lớp 12D niên khóa 1995-1998) kính tặng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

KL