Thầy giáo Đỗ Duy Bốn và phương pháp dạy toán cho học sinh tiểu học mất gốc

Với Đỗ Duy Bốn, làm thầy giáo giống như một cái duyên đã định. Nhờ tài năng và sự nhiệt huyết, anh đã giúp bao học sinh tiểu học tìm lại niềm đam mê Toán học của mình.

Khi nhắc đến Học Toán cùng thủ khoa, ai cũng biết đến cái tên Đỗ Duy Hiếu – một người đạt được thành công nhờ nghị lực vượt qua số phận. Ít ai biết rằng trong câu chuyện xúc động của Hiếu, luôn có một người bạn đồng hành, luôn chia ngọt sẻ bùi và âm thầm giúp đỡ anh trong quá trình học tập, đó là Đỗ Duy Bốn, em trai của Hiếu.

Làm trái ngành vì đam mê

Mang vẻ ngoài thư sinh, hiền hậu hao hao giống anh trai nhưng ở Bốn toát lên một sự chân thành và gần gũi. Chia sẻ về niềm đam mê của mình, anh cho biết, khi còn học phổ thông, anh thích các ngành liên quan đến kiến trúc nên đã thi tuyển vào Đại học Kiến trúc. Tuy nhiên, khi học đại học, anh lại thấy mình có duyên hơn với nghề giáo viên, đặc biệt là dạy học cho các em nhỏ. Hễ thấy các em tiến bộ sau mỗi buổi học, anh lại thấy mình có thêm động lực để gắn bó với nghề.

Chân dung Đỗ Duy Bốn
Chân dung Đỗ Duy Bốn

Bốn chia sẻ, ngày anh Hiếu bị tai nạn rồi quay trở lại thi Đại học Khoa học Tự Nhiên cũng là lúc Bốn nhận tin báo trúng tuyển Đại học Kiến Trúc. Vậy là hai anh em khăn gói ra thủ đô học tập. Vì anh trai không đi lại được nên Bốn đảm nhận nhiệm vụ “làm đôi chân” đưa đón anh đi học.

Đỗ Duy Bốn và anh trai Đỗ Duy Hiếu
Đỗ Duy Bốn và anh trai Đỗ Duy Hiếu

Nhiều khi ở trên lớp chưa học hết tiết, Bốn đã vội vàng qua trường để đón anh. Thấy hai anh em quá vất vả, bố mẹ anh đã quyết định rời quê ra Hà Nội làm thuê và phụ giúp các con. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với gia đình Bốn. Nhưng trong lúc ấy, Bốn cảm nhận được tình yêu lớn nhất từ gia đình. Mẹ không một lời than vãn, vẫn tần tảo sớm hôm làm thêm giúp đỡ anh em. Anh Hiếu dù không đi lại được nhưng cũng có một nghị lực vượt khó phi thường. Chính những điều đó tiếp thêm sức mạnh cho Bốn học tập và đạt được kết quả đáng nể:

Trong suốt thời gian học tập, Bốn là một học sinh giỏi, học sinh tiêu biểu, ra trường đạt bằng giỏi với thành tích đáng nể:

Năm 2010, đạt giải Ba Toán học Sinh viên toàn quốc

Năm 2011, giải Khuyến khích cơ học toàn quốc

Năm 2012, Huy chương Bạc cơ học toàn quốc và rất nhiều giải thưởng cấp trường.

Đỗ Duy Bốn Huy chương Bạc cơ học toàn quốc
Đỗ Duy Bốn Huy chương Bạc cơ học toàn quốc

Thêm vào đó, thời gian ở trọ, thấy anh em Bốn học giỏi, bà chủ nhà đã giới thiệu cho nhiều em học sinh để dạy. Thấy con em học tập hiệu quả, nhiều phụ huynh học sinh tìm đến và xin học cho con em mình. Niềm đam mê với những bài giảng và các em học sinh cũng ăn sâu vào Bốn từ khi ấy. Niềm đam mê mãnh liệt đến độ, sau khi ra trường dù đã có một công việc ở Bộ Xây Dựng, Bốn vẫn sẵn sàng từ bỏ để mang kiến thức đến cho các học trò, đặc biệt là những em học sinh tiểu học mất gốc.

Anh cho rằng: tiểu học là cấp học rất quan trọng với các em. Nếu các em mất gốc là mất đi nền tảng, cơ sở kiến thức sau này. Lâu dần các em sẽ sinh ra chán nản, lười học, không tập trung và không có niềm ham thích học tập. Vì vậy, chàng trai 9X quê Thanh Hóa đã quyết định dùng niềm đam mê của mình để giúp các em học tập tốt hơn.

Phương pháp học hiệu quả

Mỗi người thầy đều có cách để truyền tải kiến thức cho những học sinh của mình. Theo quan điểm của thầy Bốn, ở lứa tuổi này, sự chú ý của các em còn dễ bị phân tán vào các trực quan gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài, vào hành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực quan, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng, khô khan. Trí tưởng tượng còn chịu nhiều tác động của hứng thú, kinh nghiệm và vật mẫu đã biết. Do đó việc dạy học cũng cần có “chiến thuật” cụ thể. Ví như: anh chỉ lập lớp từ 10-15 trò để tiện cho quá trình quan sát và kèm cặp. Ngay từ những buổi đầu tiên, thầy Bốn đã bộc lộ sự hài hước và thú vị trong từng bài học để các em thấy hứng thú và có tâm lý ngóng đợi đến bài học tiếp sau. Chương trình học được xây dựng theo chuyên đề từ cơ bản đến nâng cao, hình thành tư duy toán học và tạo một nền tảng bài bản cho học trò. Lớp dù ít nhưng anh cũng cần từ 1 đến 2 trợ giảng. Để giúp các em tập trung cao độ và nhớ bài lâu, thầy Bốn thường lấy những ví dụ hài hước, gần gũi từ thực tế cuộc sống. Đặc biệt, thầy còn thường xuyên tổ chức các mini game để các em vừa chơi, vừa học, vừa nhận được quà khích lệ, động viên khiến cho giờ học thêm sôi nổi và hấp dẫn.

Các học trò trong lớp học của Bốn
Các học trò trong lớp học của Bốn

Vì phương pháp giảng dạy toán của thầy Bốn rất hiệu quả nên nhiều phụ huynh thuộc quận Hai Bà Trưng, Ba Đình… thường gửi gắm con em học tập tại chỗ thầy. Mọi thông tin về học tập của học sinh được thầy cập nhật thường xuyên qua thư điện tử tới gia đình học trò nên mối quan hệ gia đình, học trò, thầy giáo được đảm bảo. Phụ huynh cũng yên tâm hơn khi gửi gắm con em.

Nếu quý phụ huynh nào còn thắc mắc về phương pháp dạy học cho học sinh tiểu học mất gốc, có thể tham khảo thông tin trên website: http://boiduongtoantieuhoc.com.