Tin tức về chủ đề "luật phòng chống tham nhũng"
Luật Phòng chống tham nhũng
-
Quà tặng quan chức sai quy định: Có thể bán công khai?
(Dân trí) - Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá trị thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với quà tặng bằng hiện vật, có thể tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật, rồi nộp vào ngân sách nhà nước. -
Xử lý tài sản bất minh: Không lẽ "ông" Thanh tra Chính phủ kiện "ông" Bộ trưởng?
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội khuyến cáo áp dụng pháp luật dân sự, tố tụng dân sự để xử lý tài sản của cán bộ không giải trình được nguồn gốc thông qua phán quyết của tòa án. Các lãnh đạo Quốc hội băn khoăn, nếu vậy, “ai phải kiện ai” ra tòa trong trường hợp này? -
Xử lý tài sản bất minh của cán bộ: Hướng nào cũng… vướng!
(Dân trí) - Đánh thuế với phần tài sản này thì khó vì sẽ đẩy nghĩa vụ chứng minh tài sản là bất minh hay không sang cho người có tài sản. Áp dụng phạt hành chính thì không phù hợp với pháp luật hiện hành. Phương án xử lý qua tố tụng thì hạn chế là sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện nghĩa vụ chứng minh tài sản tham nhũng… -
Kê khai “chị Dậu, anh Pha – Thực ra biệt thự, vi la rất nhiều”
(Dân trí) - Chuyện quan chức nhiều nhà không lạ. Chuyện công chức kêu nghèo như “anh Pha, chị Dậu” cũng không lạ. Chuyện ở một số nơi, quan chức cấp phường, xã thôi nhưng có vài ba cái nhà có khi còn là chuyện đương nhiên nên ngược lại, người nào chỉ có một cái nhà mới lạ. -
Không phải công bộc nhà nước, sếp doanh nghiệp tư nhân cũng phải kê khai tài sản?
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội cho hay, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước cũng quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nhưng cho đến nay chưa có pháp luật của nước nào quy định người quản lý doanh nghiệp tư phải kê khai tài sản và bị xử lý tài sản, nếu kê khai không trung thực. -
Tiêu chí nào để xếp tài sản cán bộ vào diện bất minh?
(Dân trí) - Thẩm tra báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), UB Tư pháp của Quốc hội đề nghị quy định cụ thể tiêu chí làm căn cứ để xác định trường hợp tài sản, thu nhập của cán bộ được coi là “không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc”... -
Bộ Chính trị yêu cầu đảm bảo ưu đãi vượt trội tại đặc khu kinh tế
(Dân trí) - Chỉ đạo việc hoàn thiện dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý cơ quan soạn thảo rà soát các ưu đãi đưa ra, quán triệt theo kết luận của Bộ Chính trị là bảo đảm ưu đãi vượt trội so với quy định hiện hành và cạnh tranh được với các đặc khu trên thế giới. -
Cán bộ Bộ Chính trị quản lý, ai chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản?
(Dân trí) - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu băn khoăn, nếu giao Thanh tra Chính phủ nhiệm vụ, chức năng là cơ quan kiểm soát tài sản của cán bộ thì vừa “quá tải” công việc vừa khiến Thanh tra Chính phủ gặp khó khi đối tượng phải kiểm soát thậm chí ở nhiều cơ quan cấp cao hơn… -
“Cán bộ không nghèo nhưng kê khai tài sản lại rất nghèo!”
(Dân trí) - “Có thực tế là cán bộ không nghèo nhưng kê khai rất nghèo. Kể cả ứng cử viên bầu đại biểu Quốc hội cũng cần có thẩm tra sơ bộ về kê khai tài sản chứ để bầu rồi lại bãi nhiệm thì không hay chút nào. Khoá này có đến 7-8 đại biểu bị bãi nhiệm rồi, đau xót lắm” – Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thốt lên. -
Tài sản bất minh nhưng không có chứng cứ là tham nhũng: Thu thuế 45%
(Dân trí) - Chính phủ nêu lý do đề xuất chọn phương án quy định thu thuế thu nhập cá nhân (mức thuế 45%) với những tài sản, thu nhập mà cán bộ không giải trình được là vì quy định như vậy phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm thể hiện thái độ của nhà nước khi cả cán bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều không đủ bằng chứng xác định. -
Bộ trưởng Tư pháp: Tài sản quan chức không giải trình được phải đưa ra tố tụng
(Dân trí) - Trả lời câu hỏi của Chủ nhiệm UB Tư pháp về việc nhiều dự án luật trình ra chưa đủ điều kiện, chất lượng, luật phòng chống tham nhũng phải rút vào phút cuối, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long giải thích, vấn đề xử lý tài sản tham nhũng, có ý kiến đề xuất là với tài sản bất minh, không giải trình được nguồn gốc thì đánh thuế, tới 40%. -
Đánh thuế 45% tài sản “bất minh”: Khoác áo “hợp pháp” cho tài sản tham nhũng?
Dự luận chưa hết bức xúc xung quanh việc biệt phủ xây dựng không phép của Ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, nhất là chứng minh nguồn gốc tài sản. Việc đánh thuế 45% đối với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực của cán bộ công chức liệu có phải sẽ khoác cho tài sản tham nhũng một cái dấu “hợp pháp”?