1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Lấy lại phong độ sau khi “nói hớ” trong công việc

(Dân trí) - Khi cố gắng gây ấn tượng với ai đó nhưng vô tình lại nói điều lẽ ra không nên nói, bạn sẽ gây ra hiệu ứng ngược. Có lẽ ai cũng đã từng trải qua tình huống tiến thoải lưỡng nan này trong cuộc sống.

Lấy lại phong độ sau khi “nói hớ” trong công việc
Khi bạn tiếp cận ai đó không đúng cách, nói điều gì đáng hối hận hay không chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi họp quan trọng của công ty, đừng sợ hãi. Dưới đây là một số cách chuyển từ ấn tượng tiêu cực đó thành một kỷ niệm đáng nhớ:

Trung thực là chiến lược tốt nhất

Sau sự tương tác kỳ quặc hoặc tình huống đáng xấu hổ, không có cách nào tốt hơn để trở lại thực tế là một lời giải thích hoặc xin lỗi chân thành. Tất cả chúng ta đều là con người nên người tương tác với bạn sẽ thông cảm và đánh giá cao cách bạn nhanh chóng khắc phục tình huống.

Tất nhiên, thú nhận nhược điểm của mình không phải là chuyện đơn giản hay thoải mái nhưng đó là điều cần thiết để gây dựng danh tiếng nghề nghiệp trong dài hạn của bạn.

Nếu không biết nói ra sao, bạn có thể thử: “A, tôi muốn xin lỗi vì lời nói của mình trong buổi họp sáng nay. Tôi nghĩ mình đã quá vội vàng khi phản ứng thái quá trước lời nhận xét của anh. Sau này, tôi sẽ cởi mở hơn và hi vọng tiếp tục nhận được những góp ý quý giá của anh”.

Nhờ người trung gian

Nếu bạn lo lắng rằng mình tạo ấn tượng không tốt với ai đó bạn không biết rõ lắm như người quen hay khách hàng của đồng nghiệp, một người bạn chung có thể giúp giải quyết tình huống một cách nhẹ nhàng hơn. Điều này đặc biệt có hiệu quả tốt khi hoàn cảnh không cho phép bạn thực hiện những điều cần làm sau đó. Nhờ trợ giúp từ người trung gian, bạn có thể gạt bỏ sự kỳ quặc của lời xin lỗi mà còn chứng tỏ mình sẵn sàng làm nhiều hơn để khắc phục tình huống.

Khi sẵn sàng liên lạc với bạn chung, hãy nói: “B này, tớ lo rằng một trong những điều tớ nói trong cuộc họp với khách hàng của cậu sáng nay có phần hơi quá. Tớ không biết rõ cô ấy đủ để gọi điện riêng, thế nên cậu có thể chuyển lời xin lỗi của tớ hoặc cho cô ấy biết là tớ muốn liên lạc không?”

Nhận định lại tình huống trước khi dằn vặt bản thân

Khi bạn trải qua tình huống khó xử, quan trọng là tìm ra chính xác điều gì gây ra sự bất tiện. Nó là điều gì đó tình cờ xảy ra trong 1 ngày tồi tệ. Nhưng nếu vấn đề là điều hoàn toàn ngăn cản được (chẳng hạn, vì tâm trạng của bạn không tốt sau 1 ngày học việc phức tạp, bạn đã lỡ lời với người hướng dẫn), hãy nhận định tình huống để tránh điều tương tự trong tương lai. Dằn vặt bản thân, “giá mà mình không…” cũng không thể thay đổi được những gì đã xảy ra.

Hãy dành vài phút để xem lại những gì đã xảy ra và tìm ra cách bạn có thể làm khác đi để tạo ra ấn tượng tốt hơn vào lần sau. Hãy nghĩ rằng: “Được rồi, lần trước mình đã đánh mất phong độ khi người đào tạo hướng dẫn quá nhanh. Nếu chuyện đó còn xảy ra, mình sẽ dành vài phút trong giờ nghỉ để nói chuyện riêng với cô ấy”.

Bình tĩnh và tiếp tục

Đôi khi lời nói hớ là ấn tượng xấu và không lời giải thích, biện hộ hoặc chiến lược nào có thể thay đổi được. Trong những tình huống hiếm gặp nhưng không thoải mái đó, cách tốt nhất để lấy lại thiện cảm với đồng nghiệp là làm tốt hơn trong tương lai. Thay vì mất thời gian lo lắng về ấn tượng đã tạo ra, hãy tập trung phấn đấu trở thành một tài sản trong nhóm và làm mọi việc có thể để giúp đỡ sếp và đồng nghiệp. Hãy để hành động, thành tích lấp liếm cho thiếu sót của bạn.

Một tình huống kỳ quặc hay đáng xẩu hổ khó có thể được khắc phục ngay lập tức. Bạn sẽ mất thời gian và nỗ lực để khẳng định lại bản thân và thay đổi cách nhìn của mọi người về mình. Việc này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Hãy kiên nhẫn và nhớ rằng bạn đang làm việc ở một công ty tốt, mọi người có thể nắm được điểm yếu của bạn. Hãy tập trung vào phía trước, từng bước một, bạn sẽ dần lấy lại thiện cảm của đồng nghiệp.

Vũ Vũ

Theo Dailymuse