Các kiểu nhân viên
Chìa khoá của việc lãnh đạo thành công không chỉ nằm ở việc có nhiều phong cách lãnh đạo để áp dụng khi cần, mà nằm ở việc áp dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của từng kiểu nhân viên.
Nhìn chung, nhân viên được chia thành 3 kiểu:
1. Nhân viên theo chủ nghĩa cá nhân
Những người theo chủ nghĩa cá nhân không muốn nhà lãnh đạo lúc nào cũng kè kè bên họ. Họ thích làm những thứ của riêng họ.
Họ có thể là những người thích vượt trội hơn những người xung quanh, hoặc họ là những người đủ vô tâm và đủ thông minh để động viên chính họ, hoặc những người sẽ làm việc trong thời gian và cách làm riêng của họ.
Những người theo chủ nghĩa cá nhân cần các mức độ quản lý theo kiểu "để mặc". Trước mỗi công việc, bạn cần đồng ý với họ về mức độ tự do mà họ được phép. Bạn có thể nói với họ rằng bạn tin tưởng họ hoàn toàn.
Phong cách "để mặc" không có nghĩa là lãnh đạo để cho kiểu nhân viên này một mình "tự tung tự tác". Những người theo chủ nghĩa cá nhân vẫn muốn biết điều họ đang làm có ổn hay không và vẫn cần được thừa nhận từ bạn như bất cứ người nào khác. Chỉ có điều họ muốn bạn đối xử với họ như với những người đã trưởng thành.
2. Nân viên phụ thuộc
Những nhân viên phụ thuộc lại khác với những nhân viên thuộc kiểu chủ nghĩa cá nhân. Theo tự nhiên, họ không muốn làm việc một mình. Với họ, các nhà lãnh đạo là tâm điểm của tất cả những điều họ làm.
Những người phụ thuộc có thể là những người cần mức độ an toàn và quyền lợi cao trong công việc, sự đảm bảo mà chừng nào sếp thấy ổn, họ cũng thấy ổn. Họ có thể cũng là những người thích lúc nào cũng bận rộn và hạnh phúc nhất khi có một chuỗi công việc ổn định do sếp giao cho. Họ cũng có thể là những người thích sự rõ ràng trong công việc, những người cần biết điều gì sẽ tiếp diễn, và những người chỉ có thể nhận thông tin này từ một ông chủ có hiểu biết.
Các nhà lãnh đạo sẽ cần xây dựng mối quan hệ một - với - một trong nhóm. Nhà lãnh đạo nên sử dụng mức độ khác nhau của phong cách chỉ thị của quản lý, đối lập với phong cách "để mặc" họ sử dụng với những người theo chủ nghĩa cá nhân. Điều này thể hiện ở việc nói rõ ràng điều gì họ phải làm và trao đổi thường xuyên để kiểm tra sự tiến bộ của họ. Những người phụ thuộc có mối quan hệ giống kiểu trẻ con với nhà lãnh đạo, trong đó, họ hy vọng được chăm sóc, trông nom.
3. Nhân viên hợp tác
Những người hợp tác là những người cần được nằm trong mối quan hệ với những người khác, đặc biệt là lãnh đạo nhóm. Họ có thể là những người muốn được cảm thấy mình cần thiết, muốn được ngưỡng mộ và muốn được cảm thấy đặc biệt.
Những người muốn được cảm thấy cần thiết sẽ dựa vào tình cảm của sếp để cảm thấy họ là thành viên đáng giá trong nhóm. Họ không mong gì hơn là được gọi vào lúc khẩn cấp.
Những người muốn được ngưỡng mộ khao khát được thừa nhận. Càng nhiều công việc của họ được làm để gây ấn tượng với những người khác, đặc biệt là với sếp.
Những người muốn được cảm thấy đặc biệt muốn được thừa nhận vì tài năng và những đóng góp đặc biệt. Sự thừa nhận này đặc biệt có giá trị khi xuất phát từ nhà lãnh đạo, nhất là vào lúc họ không trông đợi có được điều đó.
Các nhà lãnh đạo cần phải nhận thức rằng những người hợp tác có liên hệ với nhà lãnh đạo của họ bằng các cách có tình cảm. Họ cần sự thừa nhận phản hồi, tán thành thường xuyên. Nhưng trong sự tôn trọng, họ muốn được đối xử như những người lớn. Cũng giống như vậy, mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người hợp tác gần giống mối quan hệ giữa người lớn và thanh niên.
Mọi người đều khác nhau và có các nhu cầu khác nhau. Đó là lí do tại sao các nhà lãnh đạo thành công cần phải có đầy đủ các phong cách lãnh đạo để họ có thể dẫn dắt một cách hoàn hảo nhân viên của mình.
Theo Châu Giang
Lanhdao.net/Articlediner