1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Trả thù lao giáo viên dạy thực nghiệm chương trình, SGK

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn nội dung và mức chi đặc thù Dự án “Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Trả thù lao giáo viên dạy thực nghiệm chương trình, SGK - 1

Theo dự thảo, Dự án kéo dài từ năm 2015 đến năm 2020 với 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; Hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; Hỗ trợ phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và khảo thí ngoại ngữ; Quản lí, giám sát, đánh giá Dự án.

Tổng vốn của Dự án là 80 triệu đô la Mĩ, trong đó vốn vay ODA của WB là 77 triệu đô la và vốn đối ứng trong nước là 3 triệu đô la (do ngân sách nhà nước cấp qua cơ quan chủ Dự án là Bộ GD&ĐT).

Dự thảo cũng đưa ra nội dung và mức chi đặc thù của Dự án. Cụ thể, với dạy học thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa: Giáo viên dạy thực nghiệm được thanh toán thù lao theo số tiết dạy thực nghiệm thực tế, đơn giá giờ dạy thực nghiệm: Tiểu học 100.000 đồng/tiết; THCS 120.000 đồng/tiết; THPT 135.000 đồng/tiết.

Trường phổ thông có dạy học thực nghiệm được hỗ trợ công tác quản lý dạy học thực nghiệm, bao gồm: Thù lao cho người phân công giáo viên, xếp thời khoá biểu, quản lý học sinh, tổ chức lấy ý kiến góp ý; các khoản chi hành chính phát sinh (tiền điện, nước, điện thoại, mạng internet, văn phòng phẩm...).

Kinh phí chi hỗ trợ công tác quản lý dạy học thực nghiệm của nhà trường được tính bằng 5% tổng kinh phí thù lao cho giáo viên dạy thực nghiệm tại trường và được thanh toán theo phương thức khoán gọn; Ban quản lý Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với các trường theo số giờ dạy thực nghiệm thực tế.

Theo Báo Giáo dục thời đại