1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng chứng chỉ, tài liệu và giấy tờ giả mà người sử dụng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Vụ việc ở trường Đông Đô làm chúng ta giật mình về sự liều lĩnh của hội đồng quản trị và ban giám hiệu nhà trường khi họ cấp văn bằng 2 ngoại ngữ chỉ trong vòng vài ngày, như một hình thức mua bằng.

Đối tượng sai phạm đã bị khởi tố nhưng câu hỏi dư luận đặt ra là: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở đâu và những người sử dụng những tấm bằng đấy sẽ bị xử lý như thế nào?

Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng chứng chỉ, tài liệu và giấy tờ giả mà người sử dụng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào? - 1
 
Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử lý như thế nào? - 2

Các quy định xử phạt hành vi sử dụng chứng chỉ, tài liệu và giấy tờ giả

Ngoài ra, theo Luật cán bộ, công chức thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật như không được dự thi nâng ngạch công chức, không để được bổ nhiệm chức vụ, buộc thôi việc…

Những cán bộ, công chức, viên chức các cấp sử dụng bằng cấp giả mạo không còn là chuyện hiếm. Như ở Đắk Nông, cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện và xử lý hơn 30 trường hợp cán bộ sử dụng văn bằng giả. 4 cán bộ ở xã Cẩm Dương (Hà Tĩnh) sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.

Hay những người làm công tác cầm cân nảy mực như một nữ thẩm phán công tác tại TAND TP Thái Nguyên, Phó chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương đã bị phát hiện dùng bằng giả.

Đáng chú ý trong thời gian qua còn có những vụ dùng bằng tiến sĩ do các trường nước ngoài cấp qua các khóa học cấp tốc, không được công nhận. Điển hình như vụ bằng tiến sĩ của cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hoành hành như vậy, có lẽ một trong những nguyên nhân là chế tài xử lý còn quá nhẹ.

Nhiều trường hợp chỉ xử phạt vi phạm hành chính. Những vụ xử lý hình sự thì mức hình phạt cũng không cao. Trên thực tế hầu như người sử dụng văn bằng giả mạo chỉ bị xử lý hành chính.

Chương trình Vấn đề hôm nay ngày 30/8 bàn về việc xử lý những người sử dụng tấm bằng giả với sự tham gia thảo luận của khách mời là ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Theo VTV.VN