1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Báo động nạn mượn hồ sơ người khác xin việc

Do nhu cầu cần công nhân (CN), khi tuyển dụng LĐ, một số doanh nghiệp (DN) không kiểm tra chặt chẽ hồ sơ nên không phát hiện hồ sơ giả mạo...Còn NLĐ do nhận thức hạn chế nên không hình dung sau này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết chế độ BHXH do hồ sơ xin việc giả.

Chị Lê Thị Tuyết Mai lúng túng khi yêu cầu giải quyết chế độ BHXH.
Chị Lê Thị Tuyết Mai lúng túng khi yêu cầu giải quyết chế độ BHXH.

Nhiều lý do mượn hồ sơ xin việc

Năm 2009, chị Lê Thị Tuyết Mai (SN 1994, quê Tiền Giang) xin vào làm CN tại Cty TNHH MTV Ksa Polimer Hcmc (KCN Tân Đức, Long An). Do chưa đủ tuổi LĐ, chị Mai đã mượn bộ hồ sơ xin việc của người chị ruột (Lê Thị Bé Tư - SN 1989) để xin việc, ký hợp đồng LĐ.

5 năm sau, chị Mai lập gia đình và sinh con (năm 2016). Khi làm thủ tục nhận trợ cấp thai sản, Cty yêu cầu chị Mai nộp giấy tờ liên quan. Lúc này chị Mai mới thú thật hồ sơ xin việc của chị là của chị ruột mình. “Khi sinh, tôi nhập viện bằng tên của mình nhưng hồ sơ xin việc lại tên người khác nên Cty nói rằng không giải quyết được” - chị Mai lo lắng.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Diệu (SN 1992, ngụ ngụ huyện Cần Đước, Long An) đã mượn hồ sơ cá nhân của người thân (Trần Bích Tuyền - SN 1986) để xin vào làm việc tại Cty THHH Giày da Đế Vương (huyện Bến Lức, Long An). Chị Diệu ký hợp đồng LĐ và tham gia BHXH bằng hồ sơ của chị Tuyền nên khi cần giải quyết BHXH gặp nhiều rắc rối.

Vì mất giấy CMND, không đủ trình độ học vấn... theo yêu cầu của phía tuyển dụng, nhiều NLĐ cũng “đánh liều” mượn hồ sơ người khác để xin việc và đều gặp nhiều rắc rối về sau.

Thời gian làm việc càng dài càng thiệt thòi

Phó Giám đốc BHXH Long An Lê Thành Liếp cho biết, thời gian qua tại Long An phát sinh nhiều trường hợp NLĐ mượn hồ sơ tư pháp của người khác để đi làm và tham gia BHXH. Việc làm này của NLĐ - và kể cả của chủ sử dụng LĐ - vi phạm Khoản 1, Điều 137 Luật BHXH; theo đúng quy định phải xử phạt hành chính. Tuy nhiên, xét động cơ, mục đích của NLĐ (chủ yếu để tìm việc làm), sở không đặt vấn đề xử phạt.

Tình trạng này không chỉ gây khó khăn đối với cơ quan BHXH trong việc thực hiện chức năng, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Thời gian làm càng dài, NLĐ càng thiệt thòi về quyền lợi liên quan đến BHXH.

Từ năm 2014 đến cuối năm 2015, BHXH Long An đã tiếp nhận hơn 700 trường hợp mượn hồ sơ tư pháp người khác tham gia BHXH yêu cầu cấp đổi lại sổ BHXH cho đúng với nhân thân và đã giải quyết chế độ, cấp đổi sổ BHXH cho trên 70% trường hợp.

Theo ông Liếp, trước đây nếu có trường hợp NLĐ yêu cầu cấp lại sổ BHXH, cơ quan BHXH hướng dẫn các thủ tục cần thiết để điều chỉnh. Tuy nhiên, BHXH Long An đã có thông báo rộng rãi đến các DN từ năm 2016 trở đi, sẽ không tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc điều chỉnh nhân thân và cấp lại sổ BHXH cho NLĐ mượn hồ sơ tư pháp xin việc làm.

Theo Báo Lao động