1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Ký sự: Hành trình đưa các anh về với “đất Mẹ”:

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ

Phạm Hoàng

(Dân trí) - Những đứa con là quân nhân, đoàn viên thanh niên đã đến các gia đình chính sách để dọn nhà và làm mâm cơm cúng nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp Tổ Quốc.

Mâm cơm với mẹ

Tháng 7, lớp lớp đoàn viên huyện Đức Cơ cùng các các bộ, chiến sỹ (Bộ CHQS tỉnh Gia Lai) đã đến thăm hỏi, dọn dẹp nhà cửa và tổ chức bữa cơm “Ngày con về” với những gia đình chính sách neo đơn, khó khăn.

Chiều 26/7, trong ngôi nhà của mẹ Rơ Châm H’Mé ( SN:1944, làng Krol, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) trở nên ấm cúng hơn khi có những cán bộ, chiến sỹ và đoàn viên thanh niên huyện Đức Cơ đến dọn dẹp nhà cửa và dọn mâm cơm dâng lên người chồng đã hy sinh.Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 1

Các đoàn viên, thanh niên và các bộ, chiến sỹ đã về thăm gia đình mẹ Rơ Châm H'Mé

Mẹ H’Mé đã trải qua 76 mùa rẫy nên chân đã yếu, mắt đã mờ. Nhưng mỗi khi đến ngày 27/7, mẹ H’Mé vẫn đi ra ngoài ngõ mua ít nén hương thơm và hoa để đặt lên bàn thờ liệt sỹ Rơ Mah Kut (chồng của mẹ).

Mẹ H’Mé nhớ lại: “Mình lấy chồng lúc 18 tuổi, chồng là Trung Đội trưởng Trung đội du kích của xã nên suốt ngày ở rừng đánh địch, dẫn đường cho bộ đội chủ lực của ta ra chiến thường nên ít khi về nhà. Hai vợ chồng sinh được 1 đứa con cũng do một tay mình chăm sóc để chồng yên tâm đánh giặc”.

Trung tuần tháng 11/1996, mẹ nghe được tin chồng đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Nỗi đau mất chồng tưởng chừng như không thể gượng dậy được nhưng vì thương con, mẹ phải cố gắng sống và vươn lên.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 1
Những chiến sỹ trẻ đã cẩn thận lau chùi những Giấy khen, Bằng khen trong nhà mẹ H'Mé

Chồng hy sinh khi mẹ H’Mé đang ở tuổi đôi mươi nhưng mẹ vẫn “son sắc một lời thề thủy chung”, sống một mình để nuôi dưỡng “giọt máu cuối cùng” mà người liệt sỹ đã để lại trước khi hy sinh. Nhưng tai ương lại ập đến, năm 2005, do bị bệnh nặng nên người con trai duy nhất của mẹ cũng ra đi, bỏ lại người mẹ già côi cút một mình.

Hàng chục năm kể từ khi chồng con mất, người phụ nữ Jrai vẫn cần mẫn sống trong căn nhà nhỏ để thờ cúng chồng con. Thấy mẹ già yếu, lại ở trong căn nhà dột nát nên Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây tặng một căn nhà kiên cố.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 2
Những đứa con đã cùng mẹ H'Mé soạn mâm cơm cúng dâng lên người chồng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp của Tổ Quốc

Vì mẹ sống một mình nên mỗi ngày, các bạn thanh niên huyện đoàn Đức Cơ luôn đến thăm hỏi và giúp mẹ những việc trong gia đình.

Đưa tay gạt những giọt nước mắt rưng mẹ H’Mé tâm sự vẫn vui vì hàng này có các bạn thanh niên đến giúp mình. Mình xem các cháu như những đứa con trong gia đình: "Trong  ngày 27/7, mình xúc động hơn khi có lực lượng vũ trang và các đoàn viên thanh niên của đến nhà giúp mình soạn sửa nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm để tưởng nhớ đến người chồng đã hy sinh”.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 3

Xúc động trước bàn thờ của liệt sĩ Rơ Mah Kut

Có mặt tại nhà Mẹ Rơ Châm H’ Mé từ rất sớm, em Rơ Châm H’ Xuyên, đoàn viên thanh niên của xã Ia Krêl cho biết: “Là thế hệ trẻ chúng em luôn tự hào và khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời là sự mất mát của những thân nhân gia đình các liệt sĩ".

Chính vì vậy, Rơ Châm H’ Xuyên và các bạn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình chính sách trên địa bàn. Qua đó, thể hiện lòng tri ân và xoa dịu những nỗi đau trong những ngày mà cả nước hướng về các thương binh, liệt sĩ.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 4
Mọi người quân quần bên mâm cơm gia đình với mẹ H'Mé

Sau khi mọi người thắp hương tưởng nhớ liệt sĩ, mâm cơm với những món bản địa được dọn lên. Mọi người quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất thể hiện sự tri ân với những hy sinh của gia đình mẹ đối với quê hương, đất nước.

Trong bữa ăn, mẹ H’Mé  đã kể những câu chuyện về một thời hào hùng nhưng cũng đau thương. Hoàng hôn buông dần, những thanh niên đỡ mẹ ra Nghĩa trang liệt sỹ huyện Đức Cơ để thắp những nén hương tri ân lên các Anh hùng liệt sĩ.

Nén hương tháng 7

Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ (Gia Lai) là nơi yên nghỉ của 1.625 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và nghĩa vụ Quốc tế cao cả.

Góp công vào nghĩa trang này là sự gian khổ của đội K52 trong nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập và hồi hương quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 5
73 đoàn viên thanh niên ưu tú của huyện đã cầm 73 ngọn nến tượng trưng cho 73 năm Ngày thương binh liệt sĩ đứng vòng quanh đài tưởng niệm.

Dưới ánh trăng sáng, hàng nghìn chiến sỹ, đoàn viên thanh niên và người dân đã thành kính đến nghĩa trang liệt sỹ huyện để thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì sự nghiệp của Tổ Quốc.

Mở đầu buổi thắp nến tri ân là chương trình văn nghệ gồm những ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương Đất nước, ca ngợi chiến công của các anh hùng liệt sĩ. Sau đó, 73 đoàn viên thanh niên ưu tú của huyện đã cầm 73 ngọn nến tượng trưng cho 73 năm Ngày thương binh liệt sĩ đứng vòng quanh đài tưởng niệm.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 6
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và huyện Đức Cơ đã tổ chức dâng hương hoa và nén hương tháng 7 lên đài tưởng niệm.

Anh Lê Trọng Phúc (Bí thư Huyện đoàn Đức Cơ) đã trình bày diễn văn ôn lại truyền thống, ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ và thể hiện quyết tâm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và huyện Đức Cơ đã tổ chức dâng hương hoa và nén hương tháng 7 lên đài tưởng niệm. Phía sau đài tượng niệm là các phần mộ liệt sĩ đã được thắp nến lung linh cháy quyện vào khói hương nghi ngút đã làm cho nghĩa trang liệt sĩ nơi vùng biên giới trở nên ấm áp hơn.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 7

Những thế hệ trẻ thắp nén hương tháng 7 thể hiện sự tri ân sâu sắc lên phần mộ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh

Đại tá Phạm Mạnh Hùng (Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) cho biết: “Năm nay có những hoạt động tri ân các anh hùng liệt sĩ và gia đình chính sách của các đoàn viên, quân nhân trong đơn vị đã khiến tôi rất xúc động.

Đặc biệt chương trình “Mâm cơm ngày con về” và “Hát cùng đồng đội”.  Qua đó, chúng tôi mong muốn chia sẻ những khó khăn với các gia đình chính sách, tri ân các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ.”.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 8
Tiếng hát của đồng đội, thanh niên bên phần mộ của các liệt sỹ trong Nghĩa trang liệt sỹ huyện Đứ Cơ

Bên phần mộ của các liệt sỹ trên nghĩa trang huyện Đức Cơ, các cán bộ của Bộ CHQS tỉnh đã vang vọng nên những bài hát đi theo cuộc hành quân. Các ca khúc ca ngợi quê hương, đất nước, sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ và thể hiện quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay

Chương trình đã để lại sự xúc động trong cán bộ, chiến sĩ và người dân có mặt trong đêm tri ân các liệt sĩ. Thượng úy Rô Ô Hằng bộc bạch. “Hát trên sân khấu đã nhiều nhưng lần đầu tiên em hát giữa nghĩa trang liệt sĩ để cho những người Anh hùng liệt sỹ đang yên dưới lòng đất lắng nghe. Thông qua những ca khúc này, chúng em mong muốn gửi lời tri ân và lòng biết ơn. Đồng thời, cũng là động lực để lớp trẻ chúng em tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng để không phụ sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp của Tổ Quốc.”.

Bài 3: Bữa cơm đoàn viên với mẹ - 9

Chương trình đêm 26/7 được tổ chức đã giáo dục lớp thanh niên về lòng biết ơn các Anh hùng liệt sĩ và quan tâm đến những gia đình chính sách nhằm xoa dịu những vết thương mà chiến trang đã để lại