1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Xe ôm Hà Nội: Không còn nỗi lo chặt chém

Ở Hà Nội hiện nay xe ôm là một trong ba loại hình giao thông có tính chất công cộng phổ biến. Xe ôm có lợi thế đi vào những ngõ ngách nhỏ, cơ động cao, giá cả lại mềm và lại không say xe nên vẫn được nhiều người lựa chọn.

Gọi là có

Bức xúc kể với bạn bè câu chuyện mình bị xe ôm tranh giành rồi lấy giá cao khi đi từ bến xe về nhà, chị Nguyễn Bích Ngọc (Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) được người bạn “bật mí”: “Mỗi lần cần xe ôm cứ gọi tới tổng đài Aloxeom 043 668 7474 là sẽ được tính quãng đường đi ngắn nhất, giá cả bao nhiêu và điều xe ôm từ vị trí gần nhất tới đón, không lo chặt chém gì cả”.
 
Ghi nhớ lời giới thiệu của người bạn, trở lại Hà Nội sau dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, khi xe gần tới bến Gia Lâm, chị Ngọc gọi ngay tới số 043 668 7474 của Aloxeom. Một phụ nữ giọng nhỏ nhẹ nghe máy, hỏi kỹ chị cần di chuyển từ đâu đến đâu rồi thông báo cho chị giá tiền: “Quãng đường chị đi từ bến xe Gia Lâm tới khu đô thị Định Công là 10.1 km. Xin chị vui lòng thanh toán cho xe ôm 64 nghìn”. Năm phút sau khi xe vừa tới bến, chị Ngọc thoát khỏi đám xe ôm chèo kéo, ra cổng bến đã có một bác lái xe trung niên ăn mặc lịch sự đợi sẵn ở cổng bến trao mũ bảo hiểm và mời lên xe để về nhà.

Qua câu chuyện của chị Ngọc, chúng tôi tìm đến văn phòng của Aloxeom ở 38/543 Giải Phóng để tìm hiểu thực hư. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cổ kính kiêm trụ sở của Aloxeom nhìn ra bờ sông, anh Mai Huy Mão, giám đốc công ty Cổ phần TechniVN bộc bạch những ý tưởng về thực hiện dự án của công ty anh mang tên Aloxeom.

Kết nối nhiều hơn nữa

Kết nối nhiều hơn nữa

Anh Mão cho biết ở Hà Nội hiện nay xe ôm là một trong ba loại hình giao thông có tính chất công cộng phổ biến. Xe ôm có lợi thế đi vào những ngõ ngách nhỏ, cơ động cao, giá cả lại mềm và lại không say xe nên vẫn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, so với 2 loại hình giao thông kia thì xe ôm vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như tình trạng chặt chém giá, tranh giành khách, có khi còn lừa gạt khách... vì hoạt động tự phát. Chỉ cần một chiếc xe máy và 2 chiếc mũ bảo hiểm ra đường thì ai cũng có thể là xe ôm.
 
Tuy nhiên, hiện đa phần người làm xe ôm hoạt động theo kiểu độc lập tác chiến, không thích bị ràng buộc nên chưa có ý thức lập tổ chức để hoạt động.  

Anh Mão bộc bạch: “Việc lập Aloxeom cũng nhằm khắc phục những hạn chế đó và phát huy ưu điểm gọn nhẹ, linh hoạt, giá rẻ và tiện dụng của xe ôm so với taxi. Aloxeom còn có mong muốn mang lại nét đẹp trong văn hóa giao thông, góp phần tạo nên một Hà Nội đẹp hơn, văn minh hơn ngay trong việc đi lại”.

Với tâm huyết đó, việc Aloxeom quan tâm nhất là khâu tuyển chọn lái xe. Mỗi lái xe đều được Aloxeom phỏng vấn và chọn lọc kỹ càng, có thông tin cá nhân và lai lịch tốt, tất cả thông tin của lái xe để được lưu lại và quản lý chặt chẽ. Điều này nhằm cung cấp cho khách hàng những lái xe có lý lịch và phẩm chất tốt khi họ tin tưởng ngồi lên xe, giao phó sinh mạng cho người cầm lái.

Kết nối nhiều hơn nữa

Trong quá trình hình thành và cung cấp dịch vụ, anh Mão và các đồng nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và mất nhiều thời gian để tuyển chọn, kết nối các lái xe thành mạng lưới. Tuy nhiên, anh cùng các đồng nghiệp không hề nản lòng.
 
"Có một hôm, trời chuẩn bị mưa lớn, có một bà mẹ gọi điện nhờ đón con vì có việc đột xuất không thể đi được, trong khi các bác lái xe ôm trong khu vực đều đã về hết và không ai muốn ra ngoài đón khách nữa. Lúc đó, phó giám đốc của Aloxeom đã phóng xe liền một mạch từ trụ sở lên trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự để đón cháu bé đang học lớp 6 về nhà trước khi trời đổ mưa lớn", anh chia sẻ.

Anh Mão tâm sự: “Dự án này chính là tâm huyết của chúng tôi và cho đến giờ này, điều tôi trăn trở nhất vẫn là làm thế nào để dư luận, nhà nước chú ý đến lợi ích cũng như ý nghĩa xã hội mà dự án mang lại. Qua đó sẽ trực tiếp giúp đỡ, đầu tư để dự án ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa, kết nối được nhiều lái xe và cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngày càng tốt hơn”.
 
PV