1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Vụ ô nhiễm tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: EVN có lỗi lớn

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, nguyên nhân lớn nhất của vụ việc là do không thực hiện đúng thiết kế kĩ thuật về khâu xử lý môi trường, có sự sai phạm và thay đổi so với thiết kế ban đầu, dẫn đến việc vận chuyển xỉ than gây ô nhiễm.

Việc vận chuyển xỉ than gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân Bình Thuận
Việc vận chuyển xỉ than gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân Bình Thuận
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tân Giám đốc VinaPhone và “con sóng” đã lặng

* Đường sắt cảnh báo: Mua vé tàu điện tử qua "cò", có thể dính vé giả

* Liên tục “hút máu” cổ đông

* Nhân tài Việt 'chảy máu' Singapore, Thái Lan

* Tỷ phú thêm nghề, nữ đại gia không đếm tiền mình

* Vụ ô nhiễm tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: EVN có lỗi lớn

Trao đổi với báo giới tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2015, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, vụ việc liên quan đến môi trường trong việc xây dựng của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
 
Theo Thứ trưởng, nguyên nhân xuất phát có trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như Ban quản lý dự án nhà máy. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là do không thực hiện đúng thiết kế kĩ thuật về khâu xử lý môi trường, có sự sai phạm và thay đổi so với thiết kế ban đầu, do đó dẫn đến việc vận chuyển xỉ than gây ô nhiễm trên địa bàn, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
 
Mới đây, EVN cũng đã thông cáo chính thức nhận lỗi và xin lỗi về sự cố này. Theo đó, Tập đoàn này cho biết, tình trạng phát tán tro, bụi, xỉ ra môi trường của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 trong thời gian qua là sự việc rất đáng tiếc, đồng thời chân thành cáo lỗi với chính quyền, nhân dân khu vực bị ảnh hưởng và nghiêm túc rút kinh nghiệm

Ngay sau khi sự việc xảy ra Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đã có chỉ đạo ngay lập tức cho EVN để xử lý vấn đề. Trước mắt phải khắc phục ngay bằng các biện pháp. Thứ nhất là quây, che khu chứa xỉ để tránh không có phát tán ảnh hưởng ra môi trường; thứ hai là tưới nước đảm bảo không phát tán bụi của xỉ than; thứ ba là dừng lại không cho vận chuyển và đổ xỉ than ra bãi đó nữa và tập kết ở các bãi bên trong nhà máy.
 
Đồng thời, nhà máy đã thực hiện và đến 30/5 sẽ hoàn thành xây dựng đường vận chuyển riêng trong nhà máy, không sử dụng đường dân sinh và những đường trong hệ thống bên ngoài. Trước mắt đã cho gia cố lại hệ thống đường, rải đá dọc đường đảm bảo không có bụi và đảm bảo không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
 
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho biết,về lâu dài, Bộ Công Thương theo chỉ đạo của Chính phủ, đang chỉ đạo EVN kiểm tra lại quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nhà máy, đặc biệt liên quan đến thiết kế phần xử lý môi trường, xem xét đánh giá và làm rõ trách nhiệm, có biện pháp kỉ luật với các cá nhân tương xứng hành vi vi phạm. Đồng thời cũng có biện pháp đánh giá lại, tổ chức thực hiện theo đúng thiết kế ban đầu, đảm bảo về môi trường cho nhà máy. Bên cạnh đó cần rút kinh nghiệm chung của các dự án khác thuộc phạm vi quản lý của EVN cũng như của Bộ Công Thương cũng như tất cả các dự án nói chung.
 
Liên quan đến phóng xạ bị thất lạc tại nhà máy thép, Bộ Công Thương không có chức năng quản lý trực tiếp trong phát phóng xạ. Tuy nhiên từ góc độ vụ việc xảy ra, theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh rõ ràng trên thực tế trách nhiệm đầu tiên là của nhà máy, đơn vị có liên quan đến chất phóng xạ, đã không thực hiện nghiêm những quy định theo pháp luật của Nhà nước cũng như những quy định chuyên ngành trong lĩnh vực đó.
 
Cụ thể, nếu nói về những quy định pháp lý, đều đã có văn bản pháp lý quy định việc đăng ký cũng như kiểm tra, giám sát các thiết bị phóng xạ trong các khu công nghiệp cũng như các cơ sở về năng lượng và cơ sở của ngành công nghiệp thép. “Tuy nhiên, có sự buông lỏng của các đơn vị quản lý cũng như của các cơ quan chức năng ở địa phương dù đã có sự phân cấp quản lý chi tiết và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chúng ta đã bị động trong thời gian vừa qua dẫn đến nguồn phóng xạ của thiết bị thất lạc, gây nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và  môi trường” – Thứ trưởng nhìn nhận.
 
Về vấn đề này, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành xem xét trách nhiệm và xem xét điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung và đảm bảo hơn nữa quản lý của Nhà nước, đặc biệt với các loại trang thiết bị đặc thù này.
 
Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”