1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Vụ án Huyền Như: Nhiều bị cáo, nguyên đơn dân sự kháng cáo

(Dân trí) - Không chỉ các ngân hàng, công ty là nguyên đơn dân sự, một số bị cáo đang tại ngoại cũng đồng loạt nộp đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm mà TAND TPHCM đã tuyên trong vụ Huyền Như cùng 22 đồng phạm lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Giá vàng tăng khá mạnh “đón” ngày Vía thần Tài

Năm 2014: Người tiêu dùng có thể vẫn phải “thắt...

Ngư dân Cà Mau trúng lớn
Gửi tiết kiệm: An toàn cho dòng tiền nhàn rỗi

Thông tin từ TAND TPHCM cho biết, tính đến ngày 8/2, đại diện các công ty, ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS), Công ty Cổ phần chứng khoán Toàn Cầu, Công ty An Lộc và một số bị cáo đang tại ngoại đã đồng loạt nộp đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm mà TAND TPHCM đã tuyên vào ngày 27/1 vừa qua đối với Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm.

Là tổ chức đầu tiên nộp đơn kháng cáo, ACB kháng cáo phần về trách nhiệm dân sự mà bản án tòa tuyên. Theo đó, ACB không đồng ý toàn bộ nội dung bản án liên quan đến ACB và tiếp tục yêu cầu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) trả tiền cho ACB.

Siêu lừa Huyền Như tại phiên xử sơ thẩm
Siêu lừa Huyền Như tại phiên xử sơ thẩm

Không chỉ có luật sư đại diện cho ACB, luật sư Bùi Quang Nghiêm - đại diện cho Navibank cũng lên tiếng về bản án. “Navibank sẽ kháng cáo bản án này, không chỉ do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng mà còn cả về nội dung; ví dụ như, việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách tố tụng của Navibank là nguyên đơn dân sự khi Navibank không hề yêu cầu Huyền Như bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, Navibank yêu cầu Vietinbank trả tiền thì lại không đưa Vietinbank tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự đối với yêu cầu của Navibank”, luật sư Nghiêm nói.

Không chỉ có Navibank, trong đơn kháng cáo của ORS cũng cho rằng, trong vụ án này, cấp xét xử sơ thẩm đã vi phạm tố tụng khi xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank và ORS. Các công ty khác và bị cáo đang tại ngoại cũng kháng cáo phần về trách nhiệm dân sự mà bản án tòa tuyên.

Những đồng phạm với Huyền Như đều bị lĩnh án
Những đồng phạm với Huyền Như đều bị lĩnh án

Trước đó, sau hơn 20 ngày xét xử, ngày 27/1, TAND TPHCM đã tuyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm. Theo đó, Huyền Như (nguyên Phó phòng Giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank) bị tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 6 năm tù tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng VietinBank), 20 năm tù tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Huỳnh Mỹ Hạnh (nguyên Phó Giám đốc Cty cổ phần đầu tư Hoàng Khải, chị ruột của Huyền Như) 14 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Thị Lành (nguyên Phó Giám đốc Cty cổ phần đầu tư Phương Đông) 9 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cho vay lãi nặng”. Đào Thị Tuyết Dung (nguyên Giám đốc Cty TNHH Dung Vân) 12 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cho vay lãi nặng”.

Nhóm các bị cáo là lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng cũng bị lĩnh án. Theo đó, bị cáo Trần Thanh Thanh (nguyên Phó phòng Dịch vụ khách hàng - VietinBank) 10 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tống Nguyên Dũng (nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank), 15 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Bùi Ngọc Quyên (nguyên Phó phòng Giao dịch Điện Biên Phủ - VietinBank) 14 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Hoàng Hương Giang (nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ - VietinBank), 8 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ - VietinBank) 15 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Đoàn Lê Du (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng - VietinBank) 17 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Huỳnh Trung Chí ( nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng - VietinBank) 15 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên Phó phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng - VietinBank) 11 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Nguyễn Thị Phúc Ngân (nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng - VietinBank) 15 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Các nguyên đơn dân sự không đồng ý bản án cho rằng Huyền Như phải trả số tiền gần 4.000 tỷ đồng
Các nguyên đơn dân sự không đồng ý bản án cho rằng Huyền Như phải trả số tiền gần 4.000 tỷ đồng

Bị cáo Huỳnh Hữu Danh (Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) - chi nhánh TPHCM) 17 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Lương Thị Việt Yên (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Võ Văn Tần - VietinBank) 7 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Hồ Hải Sỹ (nguyên Phó phòng Giao dịch Võ Văn Tần - VietinBank) 6 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm… gây hậu quả nghiêm trọng”. Lê Thị Ngọc Lợi (Phòng Giao dịch Võ Văn Tần - VietinBank) 4 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm…, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo Nguyễn Thiên Lý - cộng 2 năm tù của một bản án trước đó - tổng cộng là 6 năm tù về tội “cho vay lãi nặng”. Hùng Mỹ Phương nhận mức án 2 năm 2 tháng 10 ngày tù về tội “cho vay lãi nặng”, được trả tự do tại tòa vì thời gian tạm giam bằng thời gian tuyên án. Phạm Văn Chí 1 năm tù, cho hưởng án “treo” về tội “cho vay lãi nặng”. Phạm Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Cty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương) 14 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.Trần Thị Tố Uyên (Công ty Hoàng Hải) 14 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

HĐXX cũng tuyên buộc Huỳnh Thị Huyền Như có trách nhiệm cùng một số bị cáo khác hoàn trả toàn bộ số tiền mà bị cáo này đã chiếm đoạt là gần 4.000 tỷ đồng cùng lãi suất quá hạn kể từ khi vụ án được khởi tố. Bản án cũng cho rằng VietinBank không phải bồi thường thiệt hại.

Công Quang

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước