1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Vn-Index rất khó để bứt phá

(Dân trí) - Phiên đảo chiều ngoạn mục ngày hôm qua không thể tiếp diễn khiến chỉ số chứng khoán cả 2 sàn tiếp tục giảm trong phiên cuối tuần.

Trái ngược với phiên giao dịch hôm qua, khi mà Vn-Index đảo chiều tăng điểm khá ngoạn mục ở nửa sau của phiên giao dịch thì hôm nay thị trường không giữ được đà tăng.
 
Kết thúc giao dịch ngày 18/4, Vn-Index giảm nhẹ 0,27 điểm (tương đương giảm 0,05%) xuống 537,31 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt10,84 triệu đơn vị, trị giá 578,634 tỷ đồng.

Trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết trên sàn đã có 51 mã tăng giá, 15 mã giữ giá tham chiếu và 87 mã giảm giá.

Nhóm cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên thị trường phiên này có 4 mã tăng giá là VNM, PVD cùng có mức tăng 2.000 đồng/CP, DPM tăng trần 1.000 đồng lên 53.000 đồng/CP và PPC tăng nhẹ 300 đồng lên 39.500 đồng/CP.
 
SSI của Chứng khoán Sài Gòn phiên này giữ giá tham chiếu ở mức 56.000 đồng/CP.

Trong nhóm giảm giá, có sự góp mặt của đại gia STB với mức giảm 700 đồng/CP, 2 cổ phiếu HPG và ITA cùng giảm 1.000 đồng/CP. VIC của Vincom và FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT cùng mức giảm 1.500 đồng.

Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index đóng cửa phiên cuối tuần giảm 4,97 điểm (tương đương với mức giảm 2,69%), đạt 179,77 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường hôm nay đạt 3,696 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 141,25 tỷ đồng.

Trên sàn có 55 cổ phiếu tăng giá, 10 cổ phiếu đứng giá (trong đó 6 cổ phiếu không có giao dịch), còn lại 68 cổ phiếu giảm giá.

DBC của công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh đầu phiên có dư mua trần hơn 200.000 CP thì cuối phiên đã bị bán ra một lượng lớn khiến có thời điểm DBC giao dịch với mức giá sàn. Tuy nhiên đóng cửa DBC vẫn dư mua trần gần 30.000 cổ phiếu.

MIC hoàn thành phiên tăng trần 15 phiên liên tiếp với 500 cổ phiếu được khớp, cuối phiên vẫn còn dư mua trần hơn 200.000 CP.
 
Các cổ phiếu có lượng giao dịch nhiều nhất hôm nay có ACB, PAN, PVS, PVI, KLS... trong đó PAN và ACB mở đầu với giá trần nhưng ACB đã bị bán ra khá lớn khiến bình quân giảm còn PAN vẫn tiếp tục giữ được mức tăng 900 đồng/CP. 
 
Thanh Tú - Phương Mai
CafeF cung cấp