1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

VietinBank chính thức xin cổ đông sáp nhập PGBank

(Dân trí) - Tại đại hội đồng cổ đông sáng nay 14/4, Hội đồng quản trị VietinBank đã chính thức xin cổ đông thông qua việc sáp nhập PGBank vào VietinBank sau hơn 1 năm “úp mở” .

Tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2015 của VietinBank sáng nay cho hay: Với định hướng xây dựng Vietinbank trở thành ngân hàng hàng đầu, có quy mô năng lực xứng tầm khu vực, VietinBank đã nỗ lực tìm kiếm, sau một thời gian nghiên cứu, nhận thấy Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) là tổ chức tín dụng tiềm năng để sáp nhập vào VietinBank.

PGBank sẽ về một nhà với VietinBank.
PGBank sẽ về "một nhà" với VietinBank.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Viettel Global: Bổ sung vốn 10.000 tỷ đồng, mở rộng thêm 8 thị trường

* Phập phồng nhìn giá xăng: Không chỉ người dân chịu thiệt
* VietinBank “tung” kế hoạch sáp nhập PG Bank vào phút cuối
* Việt Nam đóng tàu 56.200 tấn: Cứu "tàu ma" Vinashin
* Cơn khát ô tô chưa hạ nhiệt: Nâng cấp sự hào nhoáng
* Tâm lý đầu cơ giảm, tỷ giá sẽ hạ nhiệt

PGBank tiền thân là NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập năm 1993. Đến 31/12/2014, ngân hàng này có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 25.779 tỷ đồng, tín dụng đạt 14.507 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 168 tỷ đồng.

Cổ đông chiến lược của PGBank là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sở hữu 40% vốn điều lệ.

Theo đánh giá của VietinBank, PGBank là ngân hàng có lợi thế cạnh tranh lớn dựa trên cơ sở khách hàng bền vững của hệ thống Petrolimex và các đơn vị thành viên; dịch vụ tài chính cung cấp tại hệ thống cây xăng của Petrolimex và đại lý trải dài trên toàn quốc; có thế mạnh về dịch vụ ngoại hối và phái sinh…

Việc sáp nhập PGBank vào VietinBank sẽ giúp nhà băng này có cơ hội phát triển mới, hướng đến một mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài giữa Petrolimex và VietinBank.

Theo HĐQT VietinBank, xuất phát từ những lý do đó, để không bỏ lỡ cơ hội tạo bước tăng trưởng chiến lược, HĐQT đã đàm phán với HĐQT PGBank nhằm chuẩn bị tiền đề cho các giao dịch sáp nhập. HĐQT cũng đã thuê đơn vị tài chính độc lập là công ty Deloitte và đơn vị tư vấn pháp lý là công ty Mayer Brown JSM xây dựng dự thảo đề án sáp nhập và hợp đồng sáp nhập.

“Sau một thời gian nghiên cứu, VietinBank nhận thấy PGBank là tổ chức tín dụng tiềm năng để sáp nhập vào ngân hang”, tờ trình nêu rõ.

Do đó, HĐQT VietinBank xin cổ đông thông qua việc sáp nhập giữa PGBank vào VietinBank; thông qua hợp đồng sáp nhập giữa hai ngân hàng; phương án phát hành thêm cổ phiếu CTG để hoán đổi cổ phiếu PGBank; thông qua việc lưu ký, niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành thêm; thông qua điều chỉnh vốn điều lệ… của VietinBank để sau sáp nhập phù hợp vốn điều lệ mới...và giao cho HĐQT được chủ động thực hiện, triển khai các thủ tục cần thiết để thực hiện việc sáp nhập thành công.

Trong tờ trình phân phối lợi nhuận 2015, HĐQT ngân hàng VietinBank đề xuất cổ đông phê duyệt phương án trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 282 tỷ đồng; trích quỹ dự phòng tài chính 10% lợi nhuận sau thuế tương đương 565 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, ngân hàng đề xuất chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% vốn điều lệ, tương đương 3.723 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế còn lại là 82 tỷ đồng.

Như vậy tỷ lệ cổ tức vẫn được giữ nguyên như đã trình đại hội thông qua tại kỳ đại hội năm 2014. Năm 2015, VietinBank đặt mục tiêu lợi nhuận 7.300 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức là 7 - 9% vốn điều lệ.

 Nguyễn Hiền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”