1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Giám đốc Điều bành Ban Thư ký APEC:

Việt Nam rất năng động trong tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm

(Dân trí) - Một trong những mục tiêu ưu tiên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong 2017 là nỗ lực tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, tăng cường hội nhập, liên kết các nền kinh tế trong khu vực để tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều được hưởng lợi. Và Việt Nam là một trong những nền kinh tế hết sức năng động trong nỗ lực này.

Ông Alan Bollard - Giám đốc Điều bành Ban Thư ký APEC đã chia sẻ như trên với báo chí trong và ngoài nước trong buổi họp báo chiều nay (1/3) tại TP Nha Trang, Khánh Hòa sau chuỗi các cuộc họp liên quan trước khi Hội nghị lần thứ nhất quan chức cao cấp APEC (SOM 1) sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai (2/3).


Giám đốc Điều bành Ban Thư ký APEC - Alan Bollard: Việt Nam là một trong những nền kinh tế rất năng động trong tăng trưởng bền vững, bao trùm

Giám đốc Điều bành Ban Thư ký APEC - Alan Bollard: Việt Nam là một trong những nền kinh tế rất năng động trong tăng trưởng bền vững, bao trùm

Dân trí tường thuật các chia sẻ của Giám đốc Điều bành Ban Thư ký APEC với các vấn đề báo chí quan tâm liên quan tới SOM 1 và cả năm APEC 2017.

Từ các hội nghị cấp cao của APEC tại Peru trong năm 2016 vừa qua tới nay đã có những chương trình, sáng kiến, mục tiêu nào được triển khai thực hiện?

Ông Alan Bollard: Chúng tôi có thể kể ra đây các dự án nâng cao năng lực của các nền kinh tế thành viên; một số thỏa thuận hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận công nghệ hiệu quả hơn; các dự án về các chuỗi cung ứng và kết nối các chuỗi cung ứng; kết nối cơ sở hạ tầng và con người, ví dụ như sáng kiến tạo thuận lợi đi lại cho các doanh nhân, du khách trong khu vực.

Ông đánh giá thế nào về chủ đề năm APEC 2017 của Việt Nam “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”?

Chủ đề năm APEC 2017 của Việt Nam giúp cho APEC đi đúng con đường của mình trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay. APEC phải có một tầm nhìn dài hạn, và mặc dù chưa đủ, nhưng những sáng kiến của Việt Nam đóng góp rất nhiều cho tiến trình của APEC.


Quang cảnh họp báo

Quang cảnh họp báo

*Các ưu tiên của năm APEC 2017 đã thể hiện thế nào trong các cuộc họp liên quan SOM 1 vừa qua?

Ưu tiên trong năm APEC 2017 của nền kinh tế chủ nhà Việt Nam là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm, đảm bảo cho tất cả các nền kinh tế thành viên đều được hưởng lợi tăng cường hội nhập, liên kết các nền kinh tế trong khu vực để tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều được hưởng lợi. Và Việt Nam là một trong những nền kinh tế hết sức năng động trong nỗ lực này.

Thứ hai là thúc đẩy sự tham gia và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ trong APEC với sự hỗ trợ tiếp cận công nghệ, đặc biệt là công nghệ số đang tác động mạnh mẽ đến các nền kinh tế.

Thứ ba là phát triển du lịch bền vững, nhất là thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp. Và Đà Nẵng của Việt Nam - nơi diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC vào thàng 11 tới đây - là một trong 6 thành phố tiêu biểu của nỗ lực giảm khí thải cacbon. Đây sẽ là một mô hình tiêu biểu cho các nền kinh tế trong khu vực trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững...

Trong khu vực APEC có đến 21 nền kinh tế thành viên nên rất đa dạng các nền kinh tế thị trường. Do đó việc bàn thảo đòi hỏi rất nhiều thời gian. Song có một “chất keo” đã gắn kết các nền kinh tế thành viên lại với nhau trong các chương trình nghị sự để có được sự nhất trí cao

APEC có những đối sách gì trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay có những lo ngại với xu hướng toàn cầu hóa, và có những trở ngại với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư (mục tiêu Bogor)?

APEC sẽ tăng cường tuyên truyền để chia sẻ những lợi ích từ xu hướng toàn cầu hóa; đồng thời làm sao đảm bảo lợi ích của từng nền kinh tế thành viên. Do đó mà APEC sẽ cẩn trọng trong các chương trình và các sáng kiến để định hướng kết nối làm sao cho tất cả các nền kinh tế thành viên đều hưởng lợi

Trong khuôn khổ buổi họp báo, ông Dennis Hew - đại diện Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) - cũng chia sẻ nhận định về tình hình tăng trưởng kinh tế trong khu vức trong các năm tới.

Ông Dennis Hew - đại diện Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC chủ trì họp báo cùng Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC
Ông Dennis Hew - đại diện Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC chủ trì họp báo cùng Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC

Ông Dennis Hew cho biết, dự trên những chỉ số mà PSU ghi nhận được cho các dấu hiệu về thực trạng phục hồi nền kinh tế chậm đang được cải thiện. Tăng trưởng thương mại hàng hóa giảm, song tăng trưởng kinh tế trong khu vực APEC tăng (tăng 3% trong năm 2016) và dự báo tăng trưởng nhẹ trong các năm tiếp theo. APEC tiếp tục dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Đại diện PSU cũng chia sẻ, một trong những ưu tiên quan trọng của APEC là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận cộng nghệ,đặc biệt là công nghệ số. APEC cũng sẽ có các dự án hướng tới thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm để người dân, người lao động ở các nền kinh tế thành viên được hưởng lợi như hỗ trợ mạnh mẽ cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực tư nhân; hỗ trợ doanh nhân về tài chính tốt hơn từ các chương trình của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và sẽ còn nhiều dự án được tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo

Khánh Hiền (ghi)