1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Vì đâu những “quả bom gas” lậu vẫn hoành hành?

(Dân trí) - Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đang bất chấp thủ đoạn để tiến hành sang chiết gas trái phép, thậm chí là cắt tai mài vỏ, tự sản xuất vỏ bình gas không đảm bảo chất lượng vì món lợi "siêu khủng" ngang ngửa với... buôn ma túy.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Khi Bộ trưởng 3 kỳ họp Quốc hội 2 lần lên “ghế nóng”

* Doanh nghiệp Mỹ “giấu” hơn 2 nghìn tỷ USD ở nước ngoài

* VNM tăng giá, HoSE lại "xanh vỏ đỏ lòng"

* DHL mở đường bay mới tại Hà Nội

* Phát hành trái phiếu quốc tế: Việt Nam tiết kiệm được 1.000 tỷ đồng

* “Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay”

Nhiều năm trở lại đây, các Công ty, đại lý gas mọc lên như “nấm sau mưa” bởi lợi nhuận từ việc bán lẻ gas rất lớn. Các cơ sở kinh doanh gas tìm mọi cách để móc túi người tiêu dùng. Ngoài việc “chôm chỉa” vỏ bình, thực trạng cắt tai, mài vỏ, sang chiết gas trái phép đang diễn ra hết sức phức tạp. Tình trạng này không chỉ khiến nhiều hãng gas lớn tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, thương hiệu, thị trường… mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Theo một báo cáo của Hiệp hội Gas Việt Nam, có tới 30% số vỏ bình gas đang lưu hành trên thị trường (tương đương khoảng 5 triệu vỏ) là giả, gây nguy cơ cháy nổ đe dọa sự an toàn của hàng triệu gia đình.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh gas còn bất chấp thủ đoạn, dù bị xử phạt vẫntiến hành sang chiết, kinh doanh gas trái phép vì món lợi nhuận “siêu khủng” mà giới buôn vẫn kháo nhau rằng giàu hơn buôn thuốc phiện. Theo ước tính của giới kinh doanh gas, cứ mỗi bình gas sang chiết trái phép từ việc chiếm dụng vỏ bình của đơn vị khác, đối tượng chiết gas "lậu" thu lợi khoảng 150.000 đồng, nên với khối lượng hàng nghìn bình gas lậu mỗi ngày, lợi nhuận bất chính lên tới mấy trăm triệu đồng, con số quá lớn so với các quy định xử phạt hành chính.

Thông tin từ các hãng gas cho biết, nhiều năm qua, tình trạng chiết nạp gas trái phép, giả mạo sở hữu công nghiệp ngày càng gia tăng. Thời gian gần đây, thủ đoạn này được các đối tượng sử dụng trắng trợn, nhất là việc chiếm dụng vỏ bình của nhiều hãng gas lớn có uy tín để sang chiết trái phép.

Vì đâu những “quả bom gas” lậu vẫn hoành hành?

Cơ quan chức năng làm việc với chủ cơ sở sản xuất gas Công ty TNHH Hà Phong (KCN Tân Quang - Hưng Yên) cách đây một tuần

Hàng nghìn vỏ bình gas của các hãng khác tại sân của Công ty TNHH Hà Phong

Hàng nghìn vỏ bình gas của các hãng khác tại sân của Công ty TNHH Hà Phong

Mới đây, vào chiều ngày 7/11, qua tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện Công ty TNHH Hà Phong (Khu công nghiệp Tân Quang có địa chỉ tại thôn Ngọc Loan, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên) có dấu hiệu sang chiết hàng nghìn bình gas trái phép.

Tại buổi làm việc, tổ công tác đã niêm phong hơn 600 bình gas thành phẩm có dấu hiệu sang chiết trái phép. Ngoài ra, còn có hơn 3.000 vỏ bình gas của nhiều thương hiệu khác nhau như PetroVietnam Gas, Thăng Long Gas (của Petronas), Vinasshin Gas…đang chất đống trong kho. Việc chiếm dụng vỏ bình này đang là một thực trạng đáng báo động trong hoạt động kinh doanh gas hiện nay và gây tổn thất lớn cho các hãng gas.

Theo đại diện một hãng gas ở Hà Nội, chi phí sản xuất vỏ bình khoảng 500.000 đồng/bình. Khi một bình gas xuất xưởng đến với người tiêu dùng lần đầu, DN chỉ thu phí đặt cược là 200.000 đồng/vỏ bình và chỉ lãi vài chục nghìn/bình. Thông thường, phải mất 3 tháng, DN mới quay vòng được bình gas đó. Vì vậy nếu các đối tượng dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt vỏ bình thì công ty sẽ không có lãi mà bị lỗ mất hàng trăm nghìn/bình gas. Công ty gas ít vốn có thể bị phá sản oan.

Tương tự như vụ việc tại Công ty TNHH Hà Phong, vào tháng 8 vừa qua,Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Bộ Công an và Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra hoạt động san chiết gas tại trạm chiết nạp LPG của Cty TNHH Năng lượng Đất Việt (Cty Năng lượng Đất Việt) trụ sở tại thôn 1, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình vì nghi ngờ Cty này san chiết gas trái phép.

Qua công tác kiểm đếm, có tới 20 nhãn hiệu, thương hiệu xuất hiện tại xưởng sang chiết. Trong đó có 2.479 vỏ bình gas của nhiều thương hiệu chờ nạp gas, 188 bình đã được nạp gas chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

Một công ty kinh doanh gas bẩn bị triệt phá ở Ninh Bình

Một công ty kinh doanh "gas bẩn" bị triệt phá ở Ninh Bình

Bình mang nhãn hiệu PetroVietnam (148 vỏ bình); Đất Việt (563 vỏ, 127 bình thành phẩm); Alpha Petro – Gia Định (798 vỏ, 10 bình thành phẩm); Hoa Lư gas (769 vỏ, 47 bình thành phẩm)... Ngoài ra, còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng “xuất hiện” tại Cty TNHH năng lượng Đất Việt như: Total gas, Gas Petrolimex, Shell Gas...

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đại đa số các vụ việc liên quan đến sang chiết trái phép, cắt tai mài vỏ, chiếm dụng bình gas đều chỉ bị xử lý hành chính. Đó có thể coi là "thuốc chưa đủ liều" với tình trạng gian dối trong ngành gas, vốn ngày càng trắng trợn hơn.
 
Một điển hình hiếm hoi về xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực này là vụ việc kinh doanh “gas bẩn” đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Quảng Ninh, tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Điện Quang (Công ty Điện Quang), trụ sở ở Lô 18, Khu công nghiệp Cái Lân - TP Hạ Long (Quảng Ninh). Công ty này đã sản xuất lậu đến khoảng 4 vạn vỏ bình gas. Mỗi vỏ bình có giá khoảng 500 nghìn đồng. Số tiền công ty này thu được từ 4 vạn vỏ bình gas lậu vào khoảng 20 tỷ đồng.

Chủ cơ sở sản xuất 4 vạn quả bom gas ở Quảng Ninh bị khởi tố 

Chủ cơ sở sản xuất 4 vạn "quả bom gas" ở Quảng Ninh bị khởi tố 

Điều quan trọng là 4 vạn vỏ bình gas được Công ty Điện Quang này sản xuất lậu đã được sang chiết gas, tung ra thị trường và hiện đang nằm trong nhà của hàng vạn hộ gia đình mà không hề có một sự đảm bảo nào về an toàn gây nguy cơ về hiểm họa cháy nổ khôn lường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Lý - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Điện Quang (Công ty Điện Quang về hành vi Kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Theo Luật sư Vi Văn Diện – Văn phòng luật sư Thiên Minh, những thủ đoạn kinh doanh “gas bẩn” như cắt tai mài vỏ, chiếm đoạt hàng loạt vỏ bình của các hãng gas, sử dụng trái phép vỏ bình gas, sang chiết nạp gas trái phép, kinh doanh trái phép phạm vào tội danh Sản xuất hàng giả theo điều 156 BLHS và tội Sử dụng trái phép tài sản theo điều 142 BLHS cùng với việc vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hoá…Cần được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”