1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

“Tỷ phú bình dân” - Richard Branson đến Việt Nam

Phong cách sống và sự nghiệp của Richard Branson đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những ai đang “vật lộn” với sự nghiệp kinh doanh.

Cùng với Bill Gates, Steve Jobs và Warren Buffet, Richard Branson là một trong những doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Người ta gọi ông với cái tên thân mật – “tỷ phú bình dân”. Phong cách sống và sự nghiệp của ông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những ai đang “vật lộn” với sự nghiệp kinh doanh.

Chân dung tỷ phú giản dị và “dị”

Với vẻ phong trần, "bụi bặm", tóc để bù, luôn chỉ quần bò, áo sơ mi, Richard Branson, trông không hề giống một tỷ phú. Nhưng cả thế giới biết đến ông là nhà sáng lập tập đoàn Virgin với 400 doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề. Theo tạp chí Forbes đánh giá, tài sản của ông khoảng 4,9 tỷ USD và là một trong 7 người giàu nhất nước Anh. Ông chăm chút cho thương hiệu Virgin và kiếm tiền chủ yếu từ thu phí hàng chục công ty muốn sở hữu cái tên này, chứ không phải nhờ lợi nhuận đầu tư.

“Tỷ phú bình dân” - Richard Branson đến Việt Nam

Sinh ngày 18/7/1950, Richard Branson được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh và là biểu tượng của khởi nghiệp. Ông rời trường học năm 16 tuổi và thành lập tạp chí Student Magazine cùng một nhóm bạn. Năm 1970, ông thành lập một công ty bán băng đĩa nhạc và xây dựng nó trở thành chuỗi các cửa hàng bán băng đĩa vào năm 1972 tên là Virgin Records, về sau đổi tên thành Virgin Megastores. Thương hiệu Virgin của ông bùng nổ những năm 1980 khi ông thành lập hãng máy bay Virgin Atlantic. Sau đó, Branson lần lượt bổ sung thêm các thương hiệu Virgin Mobile và Virgin Trains.

Tỷ phú Branson mắc chứng khó đọc và có kết quả học tập rất tệ. Nhưng sau đó, ông phát hiện mình rất có năng khiếu trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội. Ngày cuối cùng Branson đi học, hiệu trưởng đã từng nói với ông: một là Branson sẽ vào tù, hai là thành triệu phú. Và điều này đã thành hiện thực.

“Tỷ phú bình dân” - Richard Branson đến Việt Nam

Tuy rất giàu có song lối sống và cách sinh hoạt của Richard Branson lại rất bình dân và hơi “dị”. Triết lý kinh doanh của ông là “Mọi thứ phải thật rõ ràng và đơn giản”. Bên cạnh đó, tỷ phú 65 tuổi này vẫn sẵn sàng mạo hiểm cho những trò chơi và những tuyên bố không giống ai. Ông đã từng nói:“ Trường học không thực sự cần thiết. Với những ngành nghề khác, bằng cấp và đại học rất hữu ích. Nhưng với doanh nhân, càng sớm tiếp xúc với bên ngoài thì càng tốt.” Ông cũng từng tuyên bố sẽ không giới hạn ngày nghỉ phép cho nhân viên vì tin rằng sẽ kiếm được nhiều hơn nếu cho nhân viên quyền kiểm soát thời gian của họ. Trao quyền là kỹ năng quan trọng mà lãnh đạo giỏi cần có. Rất nhiều người luôn giữ chặt quyền hành và làm mọi thứ một mình. Vì vậy, họ sẽ không bao giờ xây dựng được một công ty như Virgin.

Gặp Richard Branson tại Việt Nam - Tại sao không?

Kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường, kế toán và kiểm toán Grant Thornton công bố trong Báo cáo kinh doanh thường niên 2010 cho thấy 72% doanh nhân và các chủ doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm những người bị stress (căng thẳng) nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (76%) và Mexico(74%).

“Tỷ phú bình dân” - Richard Branson đến Việt Nam

Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu (GIBC), nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PepsiCo Đông Dương nhận định: “Mặt bằng chung thì doanh nhân Việt Nam chưa chú trọng đúng mức đến quản trị doanh nghiệp. Hầu hết các chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty chỉ được tuân thủ một phần hoặc chưa được tuân thủ. Khi gia nhập vào thị trường quốc tế, nếu không đáp ứng được các yêu cầu quản trị khắt khe thì doanh nghiệp không thể cạnh tranh sòng phẳng và sớm bị đào thải. Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển trên thế giới đã xây dựng được một nền văn hóa và giáo dục trong đó nuôi dưỡng và thúc đẩy tinh thần doanh nhân, đồng thời chính phủ của họ cũng có nhiều sáng kiến hỗ trợ sự phát triển của đội ngũ này, và vì vậy cũng có những thuận lợi nhất định so với đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển.”

Trong khi các doanh nhân và tỷ phú nước ngoài không hề vất vả kiếm tiền và kiếm được rất nhiều tiền thì doanh nhân Việt Nam lại đang gặp phải khó khăn về môi trường kinh doanh biến động, quá tải công việc, đối thủ cạnh tranh và thiếu vốn. Căng thẳng của doanh nhân càng tăng lên khi họ có quá ít thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Doanh nhân Việt Nam chỉ có 1 tuần trong năm để nghỉ ngơi, còn thời gian nghỉ ngơi, du lịch của doanh nhân ở vùng Bắc Âu nhiều gấp 3 lần con số này.

Vậy nếu được gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ bài học kinh doanh của doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới như Richard Branson tại Việt Nam, liệu doanh nhân Việt có thể giải quyết những vấn đề của mình? Trong 2 ngày 12-13/9, tại TP. HCM, Công ty CP Đầu tư Kết nối tầm nhìn thế giới và doanh nhân Việt Nam (M.O.V.E Việt Nam) sẽ tổ chức sự kiến lớn “Giao lưu cùng tỷ phú Richard Branson”, dự kiến thu hút sự tham gia của 7000 doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội lớn giúp các doanh nhân Việt thực sự mong muốn học cách suy nghĩ, phương pháp, tầm nhìn của doanh nhân lớn để phát triển sự nghiệp doanh nghiệp của mình với chi phí tiết kiệm nhất.

Thông tin liên hệ đặt vé:

Công ty CP Đầu tư Kết nối tầm nhìn thế giới và doanh nhân Việt Nam (M.O.V.E)
Hotline: 0988.605.887
www.movevietnam.org/RichardBranson


Phương Nhi

 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”