1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Tương lai của Trung Quốc: Hàng loạt vấn đề “đau đầu” với Chủ tịch Tập Cận Bình

(Dân trí) - Không chỉ phải đối mặt với một cuộc chiến thương mại leo thang, Bắc Kinh cũng còn vô số những vấn đề kinh tế rắc rối khác.

Tương lai của Trung Quốc: Hàng loạt vấn đề “đau đầu” với Chủ tịch Tập Cận Bình - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Donald Trump đã thông báo trong tuần này rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà Trung Quốc có thể đạt được từ Mỹ sẽ “khó khăn hơn nhiều” khi ông tái đắc cử. Tất nhiên, sự ẩn ý là Bắc Kinh nên thực sự làm điều gì đó trước tháng 11 năm 2020.

Cùng ngày hôm đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói trong một cuộc họp với các quan chức ở Bắc Kinh rằng những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt sẽ trở nên phức tạp hơn và những vấn đề này có thể kéo dài ít nhất là đến năm 2049.

Tính liên tục của chính trị và những kế hoạch dài hạn thường được coi là một trong những thế mạnh của Trung Quốc. Đây cũng là điều khiến nhiều người nghi ngờ về chiến lược cuối cùng của Bắc Kinh, chờ Tổng thống Trump hết nhiệm kỳ và chuẩn bị cách để đối phó với một chính quyền mới.

Nhưng giống như ông Donald Trump, khi tương lai có một cuộc bầu cử hiện ra, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có những vấn đề khác mà ông phải cân bằng. Nền kinh tế, dĩ nhiên là thách thức lớn đối với ông.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại và triển vọng trong tương lai sẽ chậm hơn nữa. Một số nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2020 trong tuần này, sau khi mức thuế mới có hiệu lực vào ngày 1/9.

Không chỉ phải đối mặt với một cuộc chiến thương mại leo thang, Bắc Kinh cũng còn vô số những vấn đề kinh tế khác. Nợ công, áp lực trong hệ thống ngân hàng hay bong bóng bất động sản là một vài nỗi lo trong số đó.

Và ngay cả khi Trung Quốc có thể chờ đợi Tổng thống Trump bãi nhiệm, thì không có gì đảm bảo rằng một chính quyền mới sẽ dễ đối phó hơn. Cuối cùng, có rất nhiều lý do tại sao Bắc Kinh cần một thỏa thuận trước tháng 11/2020.

Hồng Kông

Nhà lãnh đạo Hồng Kông, Carrie Lam vừa có động thái nhượng bộ lớn nhất đối với những người biểu tình, những người đã làm rung chuyển thành phố bằng những cuộc biểu tình bạo lực trong ba tháng qua. Bà tuyên bố trong tuần này rằng đề xuất dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn, sẽ chính thức được rút lại.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông phản ứng với tin tức bằng sự gia tăng đột biến lớn nhất kể từ năm 2011, nhưng đến hiện giờ, nó vẫn chưa làm hài lòng nhiều người phản đối, những người gọi bà Lam là nhượng bộ “quá ít và quá muộn màng”. Với nhiều cuộc biểu tình đã được kêu gọi hơn vào cuối tuần này, cần có một động thái rõ ràng hơn vào ngày thứ hai để giải quyết triệt để tình hình.

Huawei

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã thể hiện thái độ đối lập với Washington trong tuần này bằng cách đưa ra một loạt các cáo buộc chống lại chính phủ Mỹ. Khiếu nại của Huawei, bao gồm các xác nhận rằng Mỹ đã bắt giữ trái phép các nhân viên của họ, và thậm chí là gây áp lực buộc các nhân viên này phải tiết lộ thông tin của công ty.

Bây giờ, Huawei đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn, cho biết từ tháng trước, bộ phận bán điện thoại di động của họ có thể mất 10 tỷ đô la doanh thu vì những hạn chế đối với những công nghệ mà Mỹ đã cấm. Đồng thời, Mỹ cũng đang thúc đẩy các đồng minh của mình cấm thiết bị của Huawei.

Giá thịt lợn

Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang tiếp tục tàn phá Trung Quốc, thành phố Nam Ninh bắt đầu giới hạn, không chỉ giá bán thịt lợn mà còn là mỗi người dân chỉ có thể mua bao nhiêu kg. Bởi vì thịt lợn là món ăn chủ yếu trên hầu hết các bàn ăn tại Trung Quốc, giá cả và nguồn cung thịt lợn đang là một vấn đề lớn.

Điều này có thể khiến Bắc Kinh bối rối, vì tính nghiêm trọng của nó. Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa, là thành viên của Bộ Chính trị, cuối tuần trước đã gọi tình hình là “nghiệt ngã hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã mường tượng”.

Quyền sở hữu nhà đất

Một vấn đề cũng rắc rối không kém ở Trung Quốc đó là giá nhà. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bất ổn của Hồng Kông là thị trường bất động sản tại đây đắt đỏ nhất thế giới. Điều này đã khiến nhiều người tuyệt vọng về ý định sở hữu một ngôi nhà.

Đó cũng là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang lo ngại, với việc Bộ Chính trị Trung Quốc gần đây, vào tháng bảy nói rằng Trung Quốc sẽ không nới lỏng sự kiểm soát đối với thị trường bất động sản, ngay cả khi nền kinh tế giảm tốc.

Để thấy được những rủi ro mà giá bất động sản tăng đột biến có thể gây ra, hãy nhìn vào thành phố Hạ Môn. Giá nhà tại nơi mà gọi là thành phố Trung Quốc hạng hai này đã tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ qua. Một căn hộ rộng hơn 92 mét vuông ở Hạ Môn hiện có giá tương đương với một căn hộ tương tự ở Luân Đôn, mặc dù tiền lương tại đây chỉ bằng một phần tư so với tại thủ đô của Vương quốc Anh.

Thùy DungTheo Bloomberg