1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

TS Lê Đăng Doanh:

"Từ nền kinh tế tiết kiệm, nay chúng ta chi ngân sách quá tay, quá sức"

(Dân trí) - Theo chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, Việt Nam từ một nền kinh tế tiết kiệm, nghiêm khắc về thu chi trước đây, đến nay chúng ta chi quá rộng rãi, trong khi ngân sách còn nhiều khó khăn.

Đây là chia sẻ của TS Doanh về một trong những bất cập của bài toán thu và chi ngân sách hiện nay trong khuôn khổ Tọa đàm Góc nhìn chuyên gia về Dự thảo Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 mới được tổ chức sáng 29/10 tại Hà Nội.

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện CIEM.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện CIEM.

Ông Doanh minh chứng, nhiều địa phương ở Việt Nam hiện xây dựng cổng chào, biểu ngữ rất tốn kém và không hiệu quả.

"Tôi sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chứ chưa nói gì đến nước phương Tây, họ cũng không hề có cổng chào của các địa phương, thậm chí phương Tây ranh giới các tỉnh, hạt, bang chỉ bé như biển chỉ đường. Các khẩu hiệu của địa phương chúng tôi nghĩ cũng không cần thiết, gây tốn kém cho ngân sách địa phương, trong khi chúng ta còn nhiều việc để làm như điện, đường, trường trạm...", TS Lê Đăng Doanh chia sẻ với báo giới.

Theo ông Doanh, trong bối cảnh ngân sách trung ương và địa phương đang khó khăn, chúng tôi mong các địa phương nên xem xét việc xây các cổng chào xem đây có phải là hành động thiết thực hay không?

Bên cạnh đó, hiện nay việc chi cho bộ máy, chi chế độ đi công tác cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc từ đi lại, đến chi phí ăn uống.

Ông này ví dụ: "Ngày xưa, khi chúng tôi đi khảo sát để làm dự án, tư vấn cho Chính phủ, trên đường đi công tác, phải đem tem gạo, phiếu mua đi để ăn trên đường, nếu đến nơi hết thịt, gạo cũng phải nhờ vả mới mua được. Nhưng hiện nay, người ta đi công tác bằng máy bay, đi đến thăm được chiêu đãi, khoản này, khoản kia, các khoản đó quá sức của nền kinh tế".

"Ngày xưa cán bộ khá liêm khiết và cơ chế chi ngân sách khá kín kẽ. Từ nền kinh tế tiết kiệm, nghiêm khắc, đến nay chúng ta chi phí quá rộng rãi, quá tay trong khi ngân sách khó khăn", TS Doanh bộc bạch.

Ông này kể, nếu Thứ trưởng của Việt Nam đi máy bay thì phải cỡ thương gia, thì ở nước ngoài các vị Thứ trưởng, Bộ trưởng đi dạng phổ thông là đa số.

TS Doanh kể có lần đi thăm châu Âu, thấy có nhiều Thứ trưởng của các bộ ngành của Liên minh châu Âu đi công tác đặt cùng hạng vé Ecomnomic Class rồi ngồi buôn chuyện với nhau về chính sách ầm ầm trên máy bay.

Ông này kể thêm: "Khi chúng tôi sang Thụy Điển theo dự án tài trợ của Chính phủ nước này cho Việt Nam. Phía Thụy Điển tính một ngày cho cán bộ như tôi khoảng 35 USD tiền ăn. Tuy nhiên, nếu tôi có suất ăn sáng, trưa và tối ở khách sạn nơi tôi ở, thì họ sẽ trừ hết".

Nhiều chuyên gia họ mời sang và có nói nhỏ với tôi: Tôi xin lỗi ngài bởi vì rất có thể chuyến đi xong về ngài sẽ không có chút tiền nào trong túi. Điều này chứng tỏ, họ tính toán, chi tiêu chi li 1 cách kinh khủng, điều này lý giải vì sao họ giàu có".

Nguyễn Tuyền

"Từ nền kinh tế tiết kiệm, nay chúng ta chi ngân sách quá tay, quá sức" - 2