1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Từ chuyện “căn hộ biến thành cân thịt”

Đầu thập niên 1980, khi mức lương một sinh viên mới ra trường chỉ 39 đồng 25 xu, một nhân viên bậc 5/6 của Công ty điện lực Hà Nội là ông Lê Minh Toán mang ra ngân hàng gửi 4.100 đồng. Theo ông, số tiền gấp 100 lần lương tháng đại học thời ấy, thậm chí đủ mua 1 căn hộ nhỏ ở Hà Nội.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* “Cò lúa” và chuyện doanh nghiệp mua gạo

* [Infographic] 40 thông điệp ẩn sau 40 logo nổi tiếng

* Cấm xuất khẩu 35 loài thủy sản

Sau mấy chục năm, và sau bao lần trùng điệp truy tìm cái ngân hàng đã gửi tiền, sau rất nhiều đơn thư và sau bao thủ tục xác minh từ phía ngân hàng, ông Toán được rút tiền. Và con số cả gốc lẫn lãi là 109.778 đồng. Tính ra, chỉ non 3 cân thịt lợn.

Giờ đây, trong căn hộ nhỏ mua năm 1982 với giá 3.100 đồng ở 50 Hàng Bài - Hà Nội, người đàn ông ấy - không thèm ra ngân hàng nhận tiền - vẫn cắc cớ là tại sao sau 43 năm phục vụ đất nước, chút ít tiền tiết kiệm về già ấy giờ lại gần như mất trắng?

Có lẽ, cái nghịch lý khó chấp nhận nhất trong câu chuyện “căn hộ biến thành cân thịt” lại ở chỗ theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì phép toán vô cảm, vô hồn của ngân hàng lại không có gì sai. Có nhiêu tính thế. Còn giá trị tiền gửi ư? Việt Nam chỉ có “tiền luật định” chứ không có chế độ bản vị vàng.

Ừ thì là chuyện Nhà nước đổi tiền năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới. Nhưng cái lý nhà nước không thể có lý hơn cái lý nhân dân: Chẳng phải nhà nước vẫn nói kênh giữ tiền an toàn và hiệu quả nhất là gửi vào ngân hàng?

Ừ thì là lạm phát.

Ừ thì người gửi phải có trách nhiệm với đồng tiền của mình. Nhưng có lẽ chẳng thời nào và ở đâu tiền tiết kiệm càng lâu càng bốc hơi, càng trở thành giấy vụn.

Hồi đầu năm 2015, một thông điệp của thống đốc cho biết NHNN vẫn giữ quan điểm duy trì mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiền đồng thực dương (cao hơn lạm phát) để bảo toàn giá trị cho người gửi tiền. Điều này đã thúc đẩy người dân có USD bán lấy tiền đồng để gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng, thay vì nắm giữ USD không có lợi. Riêng đối với vàng, thì “xét về giá trị, giữ vàng trong năm 2014 chỉ là giải pháp bảo toàn vốn”.

Nhưng rõ ràng, muốn để người dân gửi tiền vào ngân hàng thay vì mua vàng hay ngoại tệ đút gậm giường thì rõ ràng những câu chuyện thương hải tang điền với rất nhiều ẩn ức và đổ vỡ về niềm tin xung quanh những cuốn sổ tiết kiệm cần phải được giải quyết có tình có lý.

Quan tâm đến từng cá thể, giải quyết từng cá biệt. Đó là cách thức duy nhất mà nhà nước thuyết phục nhân dân giữ vững niềm tin đối với không chỉ đồng tiền quốc gia.
 
Theo Đào Tuấn
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”