1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Truy thu 507 tỷ đồng tiền thuế: Bài học lớn từ câu chuyện Metro

Câu chuyện Cty TNHH Metro Cash & Carry VN (Metro VN) trong những ngày qua đang là một đề tài "hot" trên các báo, chuyện Tổng cục Thuế yêu cầu Metro VN điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng đã rõ như ban ngày. Nhưng ở một góc nhìn khác, đây còn là một bài học cho công tác quản lý DN FDI hiện nay ở VN…

Truy thu 507 tỷ đồng tiền thuế: Bài học lớn từ câu chuyện Metro
Mạng lưới hệ thống Metro tại VN gồm có 1 trụ sở chính và 15 chi nhánh (bao gồm 19 trung tâm) và 1 kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố.
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Trái đất đã hứng chịu bao nhiêu trận động đất mạnh kể từ năm 1900?

* Ngân hàng lớn Hy Lạp sẽ xóa nợ cho khách hàng nghèo khó nhất

* Cách tính lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5

* "Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất"

* Tái cơ cấu 6 tổng công ty lớn trong năm nay

* Giá vàng tuần tới dự báo giảm, chờ phiên họp FED

Metro VN bắt đầu đi vào kinh doanh tại VN  từ ngày 28/3/2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD. Là DN FDI có vốn đầu tư lớn nhất vào VN trong lĩnh vực phân phối, trải qua 6 lần thay đổi giấy phép, tổng vốn đầu tư bổ sung đến tháng 5/2013 là hơn 301 triệu USD.
 
Mạng lưới hệ thống bao gồm 1 trụ sở chính, 15 chi nhánh (bao gồm 19 trung tâm) và 1 kho trung chuyển trải dọc 16 tỉnh, thành, tạo việc làm cho gần 4.000 nhân viên… Nhưng từ năm 2002 đến 2013 đơn vị này kê khai lỗ với tổng số tiền 1.657 tỷ đồng và chỉ duy nhất 1 năm lãi 173 tỷ đồng.

Tạo cạnh tranh trong thị trường bán lẻ

Có lẽ trong trí nhớ của rất nhiều người dân Hà Nội và Sài Gòn, chắc hẳn ít ai quên được cảm giác hào hứng cách đây 13 năm về trước, khi ấy lần đầu tiên tại VN xuất hiện một dạng đại siêu thị mà trước đó người ta chỉ được nghe, xem trên báo chí hoặc tivi. Và để có thể mua được hàng của đại siêu thị chuyên bán sỉ này, người ta phải làm các tấm thẻ để chứng minh mình là “dân buôn”.
 
Thành công của DN này trong giai đoạn đầu chính là việc “khai mở” một mô hình kinh doanh mới, hiện đại ở thị trường VN, điều mà rất nhiều nhà phân phối tương tự không làm được. Điểm mạnh của mô hình này là quy trình quản lý hiện đại khiến cho sản phẩm cuối cùng ở Metro đến tay người tiêu dùng thấp hơn đáng kể so với ngoài chợ hay các siêu thị khác.

Và METRO chính là một trong 6 đối tác FDI của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện Chương trình hợp tác công tư để phát triển bền vững một số lĩnh vực. Có thể kể ra ở đây như, dự án Trạm trung chuyển Cá của Metro tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là điển hình của dự án hợp tác công–tư trong phát triển thủy sản bền vững, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cá tươi chất lượng cao cho thị trường VN và gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. 

Bài học không chỉ cho DN

Rõ ràng, việc Thanh tra Tổng cục Thuế công bố những số liệu được cho là trốn thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng của Metro là một con số rất lớn, con số này bao gồm điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam khoảng 62 tỷ đồng. Sự thực là Metro đã rơi vào nghi án chuyển giá từ cách đây 6 năm, cùng với một số DN FDI khác, Metro bị coi là đã liên tục khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế...

Câu chuyện Metro có thể coi là một điển hình, bởi việc chuyển giá, trốn thuế không chỉ xảy ra ở VN mà ở nhiều nơi trên thế giới, nó vẫn là “bài toán” đau đầu của các nhà quản lý. Rõ ràng, nó không chỉ là một bài học cho các nhà đầu tư khi ra làm ăn ở nước ngoài cần tuân thủ luật pháp của nước sở tại mà còn là kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý của VN trong việc quản lý các DN FDI, những DN được xem là có rất nhiều “kinh nghiệm” lách luật và thủ thuật kinh doanh.

Điểm ngắm sắp tới là các DN trong diện nghi vấn chuyển giá

Sai phạm về chuyển giá của Metro VN là đúng vì chuyển giá có nhiều hình thức. Thứ nhất là Metro VN đã chuyển tiền ra nước ngoài bằng dịch vụ như trả lương. Thứ hai là Metro VN đã có hình thức trả phí nhượng quyền thương mại cho phía Cty mẹ ở Đức trong khi theo tìm hiểu, ngay quy định của Đức cũng không cho chuyện Cty mẹ nhượng quyền thương mại cho Cty con.

Cty Metro có “Cty mẹ” là Metro Cash & Carry GmbH (tại Đức). Nhưng Cty đầu tư vào VN là Metro ở Hà Lan, có thể hiểu là “Cty con”. Metro ở VN chỉ là “Cty cháu”. Metro VN đã ký hợp đồng với Metro Đức để cung cấp chuyên gia cho mình. Metro VN phải trả lương, thưởng, phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài (khoảng 699 tỉ đồng). Theo quy định, nếu có hợp đồng Metro VN có thể trả lương cho chuyên gia nhưng phải trả trực tiếp cho các chuyên gia, cá nhân đó mà không phải gửi về Đức.

Về nhượng quyền thương mại, theo quy định của VN (nghị định 35/2006), chỉ cần các Cty hạch toán độc lập là có thể nhượng quyền thương mại cho nhau mà không hạn chế việc Cty mẹ nhượng quyền thương mại cho Cty con.
 
Nhưng muốn được chấp nhận việc nhượng quyền thương mại, DN phải đăng ký với Bộ Công thương. Trong những năm từ 2006-2009 Metro VN chưa đăng ký. Trong cơ chế thị trường, các DNcó thể vận dụng kẽ hở chính sách để tối đa hóa lợi nhuận.Cho nên chi phí nhượng quyền thương mại, chi phí chuyên gia, lãi vay... đều được Metro VN tính toán để đưa vào hết.

Quy định về phí nhượng quyền thương mại hiện có bất cập và Tổng cục Thuế dự kiến đề xuất sửa quy định trên. Không có lý gì Cty mẹ sở hữu 100% vốn của Cty con nhưng vẫn tính phí nhượng quyền thương mại.

Tổng Cục thuế đang thu thập tài liệu, kể cả tài liệu nước ngoài, chỉ cần có căn cứ là cơ quan thuế sẽ vào các DN nằm trong diện nghi vấn chuyển giá khác như Cocacola, Keangnam...


Theo Tuấn Anh
Diễn đàn Doanh nghiệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”