1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Triển vọng của thị trường dầu mỏ thế giới năm 2015 còn mờ mịt

Giá dầu tiếp tục đón nhận thêm một tuần giảm, khi phiên giao dịch đầu tiên của Năm mới, cũng là phiên giao dịch cuối tuần này, dầu lại chạm mức thấp nhất 5 năm rưỡi qua, do nhu cầu tiêu thụ yếu kém tại châu Âu khiến giới đầu tư "phớt lờ" các tín hiệu tích cực từ kinh tế Mỹ.

Kết thúc phiên 2/1, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2015 giảm 58 cent, xuống 52,69 USD/thùng.

Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc cũng hạ 91 cent, xuống 56,42 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ giữa năm 2009.

Theo ông Connor Campbell, chuyên gia phân tích từ Spreadex, nhận định rằng thị trường dầu mỏ trong năm 2015 dường như sẽ không sáng sủa hơn so với năm 2014, giữa bối cảnh hoạt động chế tạo trên toàn cầu, từ Trung Quốc, Mỹ, cho tới châu Âu, đang chung xu hướng suy giảm; còn Nga và Iraq lại đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.
Nhà máy lọc dầu lớn nhất Kuwai Al-Ahmadi ở Al-Shuaiba (Nguồn AFP/TTXVN)

Nhà máy lọc dầu lớn nhất Kuwai Al-Ahmadi ở Al-Shuaiba (Nguồn AFP/TTXVN)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

 

* Xác định “thủ phạm” trong vụ “đầu độc” hàng tấn cá trên sông Thương

* Những "thói xấu" của Tây khi sống ở VN

* Ôtô Nhật cực bền, cực chất: Cái mác nay đã đổi khác

* Quà Tết Ất Mùi: Tượng, tiền, cây… hình dê hút khách

* Phát hiện 4 mảnh vỡ của máy bay AirAsia

Cụ thể, Viện quản lý nguồn cung Mỹ vừa công bố báo cáo cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) thuộc lĩnh vực chế tạo của nước này đã giảm xuống 55,5 trong tháng 12/2014, so với mức tương ứng 58,7 ghi nhận trong tháng trước đó.

Tương tự, PMI ngành chế tạo của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng chỉ đứng ở mức 50,6 trong tháng 12 vừa qua, thấp hơn dự báo là 50,8.

Thậm chí, con số PMI tương ứng của Áo, Pháp và Italy còn nằm dưới mức 50, cho thấy nền kinh tế các nước này đang trên đà suy giảm. Đáng chú ý, PMI ngành chế tạo của Trung Quốc cũng bất ngờ giảm từ mức 50,3 xuống 50,1 trong tháng 12/2014.

Thêm vào đó, việc Mỹ và Canada gia tăng sản lượng dầu đá phiến càng tạo thêm áp lực cho nguồn cung dầu vốn đã quá dư thừa trên toàn cầu, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc- nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới - chậm lại, suy thoái kinh tế tại Nhật Bản và sự đình trệ của nền kinh tế Eurozone.

Tính chung cả năm 2014, giá dầu ngọt nhẹ mất 46% và dầu Brent hạ 48%. Xu hướng "rơi tự do" của dầu mỏ bắt đầu từ tháng 6/2014, thời điểm giá dầu vẫn ở trên ngưỡng 100 USD/thùng.

Tuy nhiên, theo ông Daniel Ang, nhà phân tích hoạt động đầu tư thuộc công ty Phillip Futures tại Singapore, giá dầu có khả năng phục hồi trong năm 2015 nếu tình trạng dư cung có thể giảm bớt. Dù vậy, ông cũng lưu ý rằng, triển vọng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình hình kinh tế tại Trung Quốc, Nhật Bản và Eurozone./.

Theo Minh Trang

TTXVN/Vietnamplus

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”