1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Trào lưu “khai tử” tập đoàn

Trào lưu gắn mác “tập đoàn” của các doanh nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn thoái trào. Hoặc tên “tập đoàn” bị “khai tử” và thay vào đó là tổng công ty, hoặc vẫn tồn tại tên gọi “tập đoàn” nhưng người nghe không thấy còn “oách” như mấy năm về trước…

Bắt đầu từ năm 2010, dù không sở hữu nguồn vốn lớn hàng nghìn tỷ đồng như các doanh nghiệp nhà nước tầm cỡ, nhưng nhiều công ty tư nhân với vài ba xí nghiệp trực thuộc cũng gắn cho mình cái mác “tập đoàn” khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh. Xuất hiện nhan nhản những cái tên đọc xong không hiểu thế nào, kiểu như Công ty cổ phần Tập đoàn X, Y, Z...

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Ra ngõ là gặp “tập đoàn” - một doanh nhân chia sẻ. Và nhiều “tập đoàn” kiểu này thường có số vốn ít, nhân lực mỏng, thậm chí doanh thu hàng năm cũng nằm ở mức rất khiêm tốn. “Nghe tên “tập đoàn” thì cũng ghê gớm lắm, nhưng nhiều “tập đoàn” kiểu này có trụ sở đóng ở trong ngõ, với diện tích căn hộ khiêm tốn để làm văn phòng” - một doanh nhân cho biết.

 

Nhưng các doanh nghiệp có vốn lớn,  nhiều lao động, tiềm lực mạnh cũng chưa hẳn ứng với tên gọi tập đoàn mà pháp lý đã thừa nhận.
 
Trào lưu “khai tử” tập đoàn

 

Trên cơ sở thực hiện thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, ngày 12/1/2010, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) chính thức được thành lập. Tập đoàn VNIC lấy Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt và Tập đoàn HUD lấy Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị làm nòng cốt.

 

Tuy nhiên, việc thí điểm thành lập hai tập đoàn này đã nhanh chóng kết thúc sau đó khi các công ty thuộc tập đoàn này “ai về nhà nấy”. Báo cáo của Bộ Xây dựng sau hơn  2 năm thí điểm thành lập mô hình tập đoàn cho thấy, do hình thành trên cơ sở liên kết hành chính nhiều tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên dẫn đến rất nhiều bất cập.

 

Những bất cập đó được thể hiện ở “con số” những đơn vị thành viên nằm trong tập đoàn mới được thành lập, cụ thể như quy mô của các tập đoàn tăng đột biến từ vài chục doanh nghiệp thành viên tăng lên đến vài trăm doanh nghiệp. Riêng Tập đoàn Sông Đà  có vốn đầu tư ở 4 cấp doanh nghiệp với tổng số thành viên là 230 đơn vị, trong khi ở HUD có 183 đơn vị. Điều này được xác định dẫn đến mâu thuẫn giữa năng lực quản lý, điều hành của công ty mẹ - tập đoàn với yêu cầu quản lý của tập đoàn đối với các đơn vị thành viên.

“Tuần trăng mật” sau hai năm thí điểm tập đoàn VNIC và HUD chính thức kết thúc vào ngày 2/10/2012, bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo sắp xếp lại 11 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.

 

Không riêng gì hai tập đoàn VNIC và HUD bị giải thể và các thành viên trở về với tên gọi tổng công ty ban đầu, một năm sau đó, ngày 21/10/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3287 thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở “tổ chức lại” Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

 

“Khai tử” Vinashin, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy có tên viết tắt là SBIC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - SBIC là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và có 8 công ty con.

 

Theo Bộ Giao thông vận tải, mục đích chính của tái cơ cấu Vinashin và chuyển về hoạt động theo mô hình tổng công ty là để tập trung vào ngành nghề chính và có tài chính lành mạnh hơn. 

 

Theo Việt Hưng

Pháp Luật VN
 
Tỷ phú Buffett và những lời đồn quanh núi tiền mặt 40 tỷ USD