1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Tống Giám đốc Kangaroo: “Doanh nghiệp hiểu người tiêu dùng sẽ thắng”

Sự khôn khéo, kinh nghiệm lâu năm và trường vốn đang được cho là lợi thế của các doanh nghiệp ngoại nhưng với ông chủ Kangaroo, không hẳn doanh nghiệp ngoại sẽ thắng trong bài toán thị trường bán lẻ Việt Nam.

Lê Xuân Hoàn - Tổng Giám đốc Việt Nam của Tập đoàn Kangaroo
Ông Lê Xuân Hoàn - Tổng Giám đốc Việt Nam của Tập đoàn Kangaroo
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

 

* Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến giống nòi 

Thu giữ hàng chục tấn trái cây “mập mờ” nguồn gốc tại chợ nông sản 

*  [Infographics] Ông Alexis Tsipras sẽ là Thủ tướng trẻ nhất Hy Lạp 

*  Nga bất ngờ khai hỏa hàng loạt hệ thống phòng không hiện đại

Là mạch máu, quyết định sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy, thị trường bán lẻ thuộc về tay ai thì người đó sẽ nắm quyền chi phối. Đối với Việt Nam, đất nước 90 triệu dân, thị trường bán lẻ chưa bao giờ nóng đến thế khi mà ngay từ những ngày đầu năm 2015, liên tục các thông tin về các vụ mua bán sát nhập hay sự xâm nhập của các thương hiệu ngoại vào thị trường.

Trước thực tế này, các doanh nghiệp nội đã và đang làm thế nào để chứng minh được vai trò “chủ nhà” của mình. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Hoàn - Tổng Giám đốc Việt Nam của Tập đoàn Kangaroo về vấn đề này.

Trước làn sóng các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài thâu tóm hoặc đầu tư trực tiếp vào thị trường trong nước, giới quan sát lo ngại các DN bán lẻ trong nước và hàng VN sẽ thất thế trên thị trường nội địa. Theo ông mối lo này là lo xa hay “lo gần”?

Không nên có khái niệm “thâu tóm” trong hoạt động kinh doanh hiện đại. Việc mua bán, sát nhập hoặc bán cổ phần cho các nhà đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp vừa có vốn để phát triển mở rộng kinh doanh, vừa “dựa lưng” được vào các kinh nghiệm về quản trị, dịch vụ từ các doanh nghiệp nước ngoài, những điểm còn là yếu thế của doanh nghiệp Việt hiện nay.

Trong thế giới mở như hiện nay, không có sự bảo hộ nào có thể tồn tại khi doanh nghiệp không có thực lực. Vì vậy, đây là bước tiến cần thiết để các doanh nghiệp phải tự đổi mới để phát triển.

Nói như vậy không có nghĩa doanh nghiệp nội sẽ mất thị phần trên sân nhà. Điều quan trọng là biết vận dụng những lợi thế của mình đúng nơi đúng chỗ.

Ngược lại, cũng có không ít DN bán lẻ nước ngoài “sống khổ” ở VN, đâu là nguyên nhân thất bại của họ?

Cái mới bao giờ cũng gây tò mò, nhưng để có thể phát triển được ở một thị trường đang nổi như Việt Nam hiện nay là bài toán khá hóc búa. Tâm lý sính ngoại không còn là xu hướng kể từ khi các doanh nghiệp Việt biết đầu tư bài bản cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thực tế doanh nghiệp nội trước kia yếu trong dịch vụ, làm thương hiệu nên bị động trong sân chơi lớn. Nhưng vài năm lại đây, có thể thấy rõ sự trỗi dậy của các thương hiệu Việt mang tầm vóc quốc tế. Hơn nữa, đã là khách thì không thể hiểu thị hiếu, hiểu thói quen tiêu dùng như “chủ nhà” được, nên có thể họ mang đến làm gió mới cho thị trường nhưng việc hút được sức mua thì lại là bài toán khác.

Đâu là thế mạnh của các DN bán lẻ trong nước so với các tập đoàn lớn mới đổ bộ vào Việt Nam?

Doanh nghiệp nào thực sự hiểu người tiêu dùng sẽ thắng. Mỗi một đất nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng từ văn hóa, lề lối đến thói quen tiêu dùng. Bên cạnh niềm tin đối với thương hiệu thì cách tiếp cận với người tiêu dùng sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. và tôi tin chắc là hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay đều ít nhiều hiểu được điều này.

Với Kangaroo, được biết tới như một DN có sức tăng trưởng hàng đầu trong lĩnh vực đồ gia dụng trong thời gian qua, đã có chiến lược gì để giữ vững thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt trong suốt 13 năm qua?

Kangaroo với định hướng là doanh nghiệp số 1 ĐNA nên đã có những chuẩn bị kỹ thuật cần thiết cho thị trường này từ 2, 3 năm trước. Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng thị trường Việt Nam, Kangaroo có khoảng 20.000 điểm bán trên toàn quốc, 600 model sản phẩm, có mặt tại 64 tỉnh thành Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ của Kangaroo, trên 90% người đã sử dụng sản phẩm của Kangaroo sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm tiếp theo của chúng tôi. Đây có lẽ là những nền tảng cần và đủ để Kangaroo tiếp tục giữ vai trò định hướng thị trường trong năm nay và những năm tới.

Là một công ty thường có những chiến dịch bán hàng, quảng cáo đình đám. Cuối năm nay Kangaroo có điều gì “gây shock” cho người tiêu dùng?

Chương trình “nước sạch nhà sang, 2 triệu quà tặng” sẽ là chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay của Kangaroo nói riêng và ngành gia dụng nói chung.
 
Các chương trình của Kangaroo gần đây luôn có sức hút lớn
Các chương trình của Kangaroo gần đây luôn có sức hút lớn

Theo đó, từ ngày 31/1 đến 15/2, các khách hàng mua sản phẩm của Kangaroo tại 1.000 điểm bán của hãng trên toàn quốc sẽ được áp dụng chính sách giảm giá đến 49%. Đồng thời, khách được  nhận ngay quà tặng là một trong 3 sản phẩm cao cấp gồm bộ dao dĩa thìa Kangaroo trị giá 396.000 đồng, máy sấy tóc Kangaroo trị giá 308.000 đồng và chảo chống trính Kangaroo trị giá 128.000 đồng. Tổng số quà tặng lần này là 2 triệu suất, áp dụng cho các hóa đơn từ 590.000 đồng trở lên.

Hầu hết các sản phẩm đều được áp dụng mức giá ưu đãi hấp dẫn, đơn cử như máy lọc nước, sản phẩm chủ lực của Kangaroo cũng được giảm từ 1 triệu đến 1,5tr / 1 sản phẩm, bếp điện từ, hồng ngoại cũng được áp dụng mức giảm giá này, ngoài ra rất nhiều sản phẩm được giảm đến 49%.

Với chiến dịch này, Kangaroo ước tính chi đến 40 tỷ chỉ tính riêng chi phí quà tặng cho khách mua trực tiếp và dự kiến tiêu thụ khoảng 3 triệu sản phẩm chỉ trong vòng 15 ngày. Mô hình này, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được, vì nó đòi hỏi nguồn lực lớn cả về nhân sự, hàng hóa, vốn và kinh nghiệm, đặc biệt là sự am hiểu thị trường và sự sẵn sàng hợp tác của các đại lý tại cơ sở.

Ngoài ra, Chương trình này không chỉ nhằm mang đến cơ hội mua sắm tiết kiệm duy nhất trong năm cho người tiêu dùng, mà đây cũng là hoạt động nhằm củng cố hệ thống, bởi trước sự tấn công ồ ạt của các hệ thống bán lẻ ngoại hiện đại, các kênh bán hàng truyền thống nếu không có sự liên kết chặt chẽ sẽ khó lòng có cơ hội cạnh tranh.

Hoành San

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”