1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Thương lái Trung Quốc thu mua cau non để làm gì?

Các thương lái đang tận thu cau non tại các tỉnh miền Tây, nhiều người dân cho rằng họ mua để bán cho Trung Quốc, chưa rõ mục đích để làm gì.

Thu mua cau non trên diện rộng

Từ đầu tháng 5/2015 tới nay, trên địa bàn xã Nhơn Mỹ xảy ra tình trạng thu gom cau non theo đặt hàng của thương lái ngoài tỉnh. Theo ông Nguyễn Hoàng Nhu (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), đã có ít nhất 3 vựa trái cây trên địa bàn xã Nhơn Mỹ thu gom trái cau non, kể cả trái cau kiểng. Mỗi ngày, mỗi vựa cau mua được khoảng 1,5 tấn cau nguyên buồng với giá khoảng 40.000 đồng/kg.

Ông Vũ Bá Quan - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách cho hay, tại các vựa, trái được cắt ra khỏi buồng và đóng vào thùng xốp rồi chuyển đi thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu của thương lái. Theo đánh giá của ông Vũ Bá Quan, đây là hiện tượng mua bán bất thường, tương tự như đợt mua lá mãng cầu gai vừa qua trên địa bàn tình này.   

Từ trước tới nay, tại huyện Kế Sách, cau già được thu mua để sấy và xuất sang Trung Quốc. Giá mua cau già tại vườn khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg. Một số ít được mua bán để đáp ứng nhu cầu cưới hỏi và tập quán ăn trầu.

Ông Vũ Bá Quan phân tích, tình trạng mua tận thu cau non nếu xét về trước mắt thì nhà vườn có lợi nhưng về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng vài tháng sau không còn cau để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày hoặc mùa cưới sẽ hiếm cau. Ngoài ra, một số nhà vườn trồng ổi hiện đang bị thua lỗ vì ổi rớt giá chỉ còn 600 – 700 đồng/kg bị hấp dẫn bởi giá cau có thể sẽ chặt ổi, trồng cau. Do vậy, nhà vườn cần tỉnh táo không chạy theo lợi ích trước mắt mà chặt hạ những cây trồng hiện có để trồng cau, ông Vũ Bá Quan khuyến cáo.

Tình trạng thu mua cau non không chỉ xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng mà còn xảy ra ở tình Cần Thơ.Chiều 9/7, trong kỳ họp thứ 16, HĐND khoá VIII, nhiều đại biểu chất vấn Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ về việc thương lái nước ngoài, nhất là thương lái Trung Quốc đã xuống huyện Phong Điền tận thu cau non.

Tuy nhiên, trước tình trạng tận thu cao non, ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ cho rằng, ngành nông nghiệp của tính đã nắm tình hình và được địa phương báo cáo là việc thu mua này không có vấn đề gì.

Tận thu cau non ở các tỉnh miền Tây là để bán cho Trung Quốc?

Tận thu cau non ở các tỉnh miền Tây là để bán cho Trung Quốc?

Cụ thể, số liệu từ Sở NN-PTNT tỉnh Cần Thơ cho hay, huyện Phong Điền trồng khoảng 12.000 cây cau, hiện đều được thương lái tới thu mua cao non với giá 30.000 đồng/kg. Theo ông Phạm Văn Quỳnh, cao già thường bán ở các chợ nhỏ, giá không cao. Do vậy, khi thương lái thu mua cau non với giá là có lợi cho nông dân. Cụ thể, với loại cau đẹp bán tại vườn đang có giá khá rẻ là 4.000 đồng/kg đối với loại  12-13 quả/kg. Mức giá này rẻ hơn tới 4 lần so với bán cau non. Do đó, hầu hết người dân đều tận thu cau non để bán. 

Không biết Trung Quốc mua cau non để làm gì

Tuy nhiên, để phòng tránh những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra cho nông dân, UBND TP Cần Thơ đã yêu cầu sở và UBND quận, huyện trên địa bàn theo dõi chặt chẽ và có biện pháp ngăn chặn tình trạng thương lái thu mua nông sản bất thường. Song song với đó, yêu cầu các cơ quan chức năng tuyên truyền cho người dân hiểu được thủ đoạn của thương lái, đề cao cảnh giác và không tiếp tay cho hoạt động mua bán làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Thông tin từ các tỉnh miền Tây cũng cho hay, không rõ mục đích thu mua cau non của các thương lái Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai (Cần Thơ) là gì. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng lan rộng ra các huyện Châu Thành, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang và An Giang. Những người thu mua cau non đi từ sáng tới chiều, mỗi ngày mỗi người gom từ 15 đến 25 kg cau non. Theo những người đi thu mua, cau non sẽ được đóng thùng, chở cau ra các tỉnh phía Bắc. 

Các giống cau ớt, cau hòn, cau vú bò đều được thu gom hết với giá loại 50-60 quả/kg khoảng 30.000 đồng/kg. Tiền hàng được ứng sòng phẳng cho người dân theo từng đợt với khoảng 5-10 triệu đồng một ngày.

Tuy những người thu mua cao non không tiết lộ họ thu mua cau non để bán cho ai, cũng không thấy có thương nhân Trung Quốc xuất hiện ở các vựa cao. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, cau non được thu gom sẽ được bán lại cho thương nhân Trung Quốc, họ mua chủ yếu thông qua đặt hàng bằng điện thoại với các chủ vựa.

Theo Trần Hoài
VietQ

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”