1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Thương hiệu Việt vượt khó tạo doanh thu ngàn tỷ mỗi năm

“Vắt mình” qua hai thế kỷ cùng đất nước, Điện Quang là doanh nghiệp hiếm hoi được thành lập năm 1973 khi đất nước đang đau thương kháng chiến chống Mỹ và đến nay vẫn tồn tại, trưởng thành, phát triển.


Điện Quang là không chỉ là một doanh nghiệp mà còn là mộtthương hiệu Việt quý giá mà sự ra đời của nó là một phần ký ức“không thể quên, là chuỗi những ngày gian khổ của bao nhiêu thế hệ người Việt.

Điện Quang là không chỉ là một doanh nghiệp mà còn là mộtthương hiệu Việt quý giá mà sự ra đời của nó là một phần ký ức“không thể quên", là chuỗi những ngày gian khổ của bao nhiêu thế hệ người Việt.

Thuộc thế hệ doanh nghiệp "vàng son”, tên tuổi vang bóng nhưng không phải "một thời” mà thương hiệu này đang có những nền tảng vững chắc để trở thành thương hiệu Việt “vang bóng nhiều thời” với doanh thu nghìn tỷ mỗi năm.

Doanh nghiệp “vàng son” doanh thu ngàn tỷ

Năm 2005, Điện Quang chính thức được cổ phần hoá và năm 2008 được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã giao dịch DQC. Đây cũng là giai đoạn phát triển "thần kỳ” của thương hiệu Việt này. Năm 2005, vốn điều lệ của Điện Quang chỉ 23,5 tỷ đồng đến nay đã tăng lên 343,6 tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2005 chỉ 218 tỷ đồng thì đến nay đã tăng lên 1.494 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đã tăng gấp 52 lần so với năm 2005. Về doanh thu từ mức 160 tỷ của năm 2005, Điện Quang đã trở thành công ty đạt doanh thu ngàn tỷ, năm 2016 đạt 1.038 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận nhất của Điện Quang rơi vào năm 2014. Cả sàn chứng khoán đã chứng kiến màn bứt phá của thương hiệu “vang bóng” khi cán mốc doanh thu 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 307 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của Điện Quang năm đó được xếp vào hàng tốt nhất thị trường.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, việc cổ phần hóa sớm, nhanh chóng đưa hoạt động minh bạch công khai trên sàn chứng khoán đã giúp công tác quản trị của công ty tốt hơn. Cổ phần hóa đã giúp Điên Quang chủ động nắm bắt được các cơ hội về đầu tư như đầu tư công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, đầu tư cho công tác nghiên cứu thử nghiệm, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cống hiến cho công ty.

Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, các sản phẩm của Điện Quang còn là niềm tự hào dân tộc khi lần lượt được xuất khẩu sang 30 quốc gia trên thế giới gồm thị trường Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, EU và cả châu Mỹ. Doanh thu từ xuất khẩu có năm đã cán mốc hơn 55 triệu USD.

Một điều đặc biệt ở Điện Quang đó là trong mọi giai đoạn lịch sử của đất nước, ngay cả khi trào lưu các tập đoàn đổ xô đầu tư đa ngành thì Điện Quang vẫn tập trung duy nhất vào lĩnh vực sản xuất thiết bị chiếu sáng. Việc tập trung vào công việc cốt lõi, giúp Điện Quang phát triển ổn định đến nay, trong khi nhiều tập đoàn kinh tế khác đang có giai đoạn chìm trong khó khăn.

Từ 2 sản phẩm ban đầu là đèn huỳnh quang và đèn tròn đến nay danh mục sản phẩm Điện Quang đã lên tới hàng ngàn sản phẩm. Từ năm 2010, trung bình mỗi năm Điện Quang cho ra đời 200-300 sản phẩm mới/ năm.

Đằng sau là những ngày “nếm mật nằm gai”

Slogan từ những ngày đầu mới thành lập đến nay vẫn còn nguyên giá trị từng câu chữ, in sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt. Điện Quang đã trải qua gần 45 năm phát triển. Thương hiệu Việt “vàng son” này ra đời và tồn tại song hành với chiều dài lịch sử, những thăng trầm, đổi mới, khủng hoảng của đất nước như một chứng nhân lịch sử.

“Đó là những ngày tối tăm, nghèo đói. Tôi còn nhớ, khi điện được phủ sóng về từng thôn, người dân vây kín, rồi hò reo khi ánh sáng từ chiếc bóng đèn điện chiếu lên, sáng cả một vùng không gian rộng lớn ở vùng quê nghèo này. Ánh sáng là thứ kỳ diệu nhất lúc bấy giờ, lũ trẻ con coi đây là một món quà. Tối tối chúng tụ tập chơi các trò chơi giữa ánh sáng hào nhoáng chứ không hắt hiu của đèn dầu nữa. Có điện, có ánh sáng, người dân thay đổi tập quán sản xuất, trẻ con đi học hành đầy đủ, thế rồi chúng cũng lớn lên, ra trường rồi lập gia đình. Có những ký ức không bao giờ quên được, giờ đây chỉ cần nhắc đến điện, bóng đèn là mọi hoài niệm lại tràn về”, ông Lê Văn Hoài (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) kể.


Điện Quang đã trải qua gần 45 năm phát triển.

Điện Quang đã trải qua gần 45 năm phát triển.

Đối với ông, Điện Quang là không chỉ là một doanh nghiệp mà còn là một thương hiệu Việt quý giá mà sự ra đời của nó là một phần ký ức “không thể quên", là chuỗi những ngày gian khổ của bao nhiêu thế hệ người Việt.

Đúng vậy, sự ra đời và phát triển của Điện Quang đã gắn bó với một thời kỳ đau thương, rồi từng bước đem ánh sáng đến mọi miền của đất nước. Đó là thời kỳ mà chính Điện Quang cũng vô cùng khó khăn, chiến đấu để tồn tại.

Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị chia sẻ, có hai thời điểm công ty gặp khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Thời điểm những năm 1999, đầu những năm 2000, ngành bóng đèn trong nước có nhiều khó khăn và biến động. Thị trường eo hẹp do sản phẩm lỗi thời, lại bị hàng nhập lậu và các công ty nước ngoài chèn ép. Cơ chế cứng nhắc của doanh nghiệp quốc doanh khiến Điện Quang như tự trói mình, đổi mới công nghệ và xác lập thị phần là điều quá viển vông, đời sống cán bộ công nhân viên vô cùng khó khăn. Năm 2003, bộ Công nghiệp quyết định sáp nhập Công ty Thủy tinh Phả Lại vào Điện Quang càng làm cho tình hình tài chính của Điện Quang khó khăn hơn. Do không làm chủ được công nghệ, Công ty Phả Lại để lại lượng hàng tồn kho lớn, nợ phải trả lên tới 70,3 tỷ đồng, công nợ phải thu rất lớn, công ty gần như mất khả năng chi trả.

Rồi thời điểm, năm 2008, khách hàng lớn nhất là Cuba nợ tới hơn 1.000 tỷ đồng và lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đến năm 2009 thì dừng hẳn đơn hàng. Nợ khó đòi lớn, lại khủng hoảng thị trường, công ty rơi vào tình cảnh rất khó khăn. Trước đó, theo chương trình hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam - Cuba, Điện Quang đã bán hàng cho đối tác Consumer Import theo hình thức trả chậm.

"Tình hình Điện Quang lúc đó rất bi đát, lương thấp, công nhân không muốn đi làm. Để tìm hướng ra ban lãnh đạo công ty đã phải tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tiên là thương lượng lộ trình thanh toán với khách hàng Cuba, ký thỏa thuận nới tiến độ thanh toán. Tìm được hướng thu hồi nợ, công ty tiếp tục tính đến bài toán xử lý hàng tồn, rồi đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới”, ông Hưng nói.

Giờ đây đất nước đang bước vào giai đoạn mới, thu nhập người dân ngày một tăng ngành, dự báo năm 2020 thu nhập của người của người Việt đạt bình quân 3.000 USD/người. Khi tầng lớp trung lưu ra đời và tăng nhanh, đòi hỏi khắt khe về những sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn đảm bảo tiện nghi, thẩm mỹ. Đặc biệt, thị trường chiếu sáng với sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” ngoại, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước cũng đặt Điện Quang trước những thử thách mới.

Tuy nhiên, thương hiệu vang bóng này đã sẵn sàng cho những “cú nhảy vọt” tiếp theo. Ông Hồ Huỳnh Hưng cho biết, mục tiêu giai đoạn tới của Điện Quang đó là đẩy lùi được hàng nhập khẩu chất lượng thấp tại thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh công nghệ làm thay đổi thế giới, Điện Quang đã đầu tư 600 tỷ đồng xây dựng nhà máy công nghệ cao Điện Quang tại Khu Công nghệ cao TP. HCM, chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện công nghệ cao công suất lên tới 70 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động năm 2018. Hiện tại, Điện Quang cũng đã thành lập khối IOT, chuyên nghiên cứu các sản phẩm chiếu sáng smartlighting, hệ thống điều khiển smarthome phục vụ cho dân dụng và công nghiệp. Ngoài thế mạnh là các sản phẩm chiếu sáng indoor, Điện Quang cũng đẩy mạnh chiếu sáng outdoor đặc biệt là đèn đường LED chất lượng cao, bảo hành 5-7 năm phục vụ cho chiếu sáng đô thị.

"Giữ vững được vị trí thương hiệu có độ nhận biết số 1 tại thị trường Việt Nam, khi người tiêu dùng nhắc đến sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện là nhắc đến Điện Quang”, ông Hồ Quỳnh Hưng khẳng định.

Hà Anh