1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thay đổi lớn của ngành ngân hàng

Khi ngân hàng bắt đầu tìm hiểu và đáp ứng “điều mà khách hàng cần”, thay cho việc cố gắng bán “thứ mà ngân hàng có” thì đó là một thay đổi lớn trong tư duy và định hướng cho sự phát triển của ngành ngân hàng hiện nay.

Tốc độ tăng trưởng lạc quan

The Banker, một tạp chí uy tín thế giới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từng nhận định, Việt Nam đã tăng tốc thành công để trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngân hàng lớn nhất trong bảng xếp hạng Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN.

Một khảo sát thực hiện tháng 5 vừa qua cho thấy, hầu hết (trên 95%) các ngân hàng cho biết riêng trong những tháng đầu năm 2017, doanh thu và lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng lên, cho thấy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang tốt hơn rất nhiều so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, hơn 90% đại diện ngân hàng được hỏi cho biết, họ kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn ngành ngân hàng sẽ đạt trên 10%, thể hiện sự lạc quan tăng trưởng trong năm 2017.

Thay đổi lớn của ngành ngân hàng - 1

Đáng lưu ý, kết quả khảo sát được Vietnam Report thực hiện trong cùng thời điểm này cho thấy, các ngân hàng giờ đây đã hướng tới nhu cầu khách hàng nhiều hơn, quan tâm đến sự trải nghiệm thực tế của khách hàng thay vì mải mê mở rộng phạm vi hoạt động.

Giới chuyên gia cho rằng, ở góc nhìn ngược lại, chính định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm đang giúp ngân hàng đạt được nhiều bước tiến mạnh mẽ và cũng vững chãi hơn. Thực tế cũng chứng minh, những ngân hàng luôn tìm cách thấu hiểu hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để thiết kế các gói dịch vụ phù hợp thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm sẽ chính là ngân hàng nhận được sự đón nhận và quan tâm từ khách hàng.

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Một minh chứng cụ thể nhất có thể nhắc tới là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), một trong những ngân hàng đang triển khai mạnh mẽ chiến lược “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và đã đạt được những thành tích khá thuyết phục.

Trong năm 2016, Techcombank là ngân hàng đứng trong top đầu các ngân hàng CPTM, với những kết quả kinh doanh ấn tượng: lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 3.997 tỷ đồng, tăng 96,2% so với năm 2015 và đạt 113% kế hoạch. Tổng huy động đạt 173.449 tỷ đồng, tăng 21,9% so với năm 2015 và đạt 101% kế hoạch. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2016 đạt 159.010 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2015 và đạt 100% kế hoạch.

Năm 2017, mới đây nhất, với vị thế thị trường và khả năng tăng lợi nhuận tốt, Techcombank là một trong hai ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm này được S&P đánh giá cao, triển vọng tín nhiệm được nâng lên mức “ổn định”.


Ông Nguyễn Lê Quốc Anh – Tổng Giám Đốc Techcombank

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh – Tổng Giám Đốc Techcombank

Lý giải về thành tích này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh – Tổng Giám Đốc Techcombank cho biết, Techcombank được S&P đánh giá cao về nhiều mặt, trong đó bao gồm cả nỗ lực giải quyết nợ xấu cũng như minh bạch về sổ sách. Theo ông Quốc Anh, những thành công mà Techcombank đạt được cho đến thời điểm này bắt nguồn từ chiến lược phát triển bền vững và sự thay đổi từ chính bên trong nhà băng này.

“Để giữ được vị thế hàng đầu và phát triển bền vững, từ lâu chúng tôi đã đầu tư xây dựng nền tảng vững mạnh hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Trên nền tảng đó, Techcombank luôn vận động đổi mới, để luôn luôn sẵn sàng với sự thay đổi của thị trường trong thời gian dài, có thể trước cả 10 năm. Đặc biệt, từ năm 2016, chúng tôi đề ra chiến lược “Khách hàng là trọng tâm”. Mọi hoạt động của ngân hàng, từ nhận diện, giải quyết vấn đề, cung cấp dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng… đều nhằm đến mục tiêu giải quyết nhu cầu cho khách hàng” ông Quốc Anh cho biết.

Dẫn chứng về những sản phẩm được Techcombank cung cấp với tinh thần xuyên suốt “lấy khách hàng làm trọng tâm”, lãnh đạo Techcombank cho biết, Techcombank chú trọng phát triển dòng sản phẩm thiết kế riêng phù hợp cho từng ngành sản xuất và kinh doanh, như DN hoạt động trong ngành nhựa, ngành thép, ngành dệt may…

Gần đây nhất, với sự am hiểu hoạt động của chuỗi cung ứng trong ngành BĐS, Techcombank tung ra chương trình tài trợ vốn cho các DN cung cấp vật tư cho dự án BĐS dân dụng. Theo đó, ngân hàng sẽ tìm hiểu và tài trợ cho DN dựa trên phương án kinh doanh và dòng tiền của DN, thay cho tài trợ riêng lẻ từng dự án. Ngân hàng còn tư vấn DN về phương thức thanh toán, và còn có thể giới thiệu đối tác cho DN trong mạng lưới khách hàng sẵn có của mình.

“Zero fee” – Chương trình miễn phí giao dịch điện tử dành cho khách hàng cá nhân của TCB cũng đem lại thành công khi đưa lợi ích của khách hàng lên mức cao nhất. Khách hàng của TCB không chỉ được lợi ích do mức phí giảm về 0 mà hơn nữa là dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng gấp nhiều lần, tiết kiệm thời gian và công sức. Với Zero fee, Techcombank đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hóa ngân hàng, tăng số lượng khách hàng giao dịch qua kênh điện tử. Qua đó, chương trình mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác như giảm chi phí đi lại, giảm tắc đường, giảm chi phí vận hành, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt…

Trên đà phát triển thuận lợi, Techcombank tiếp tục triển khai những bước đi căn bản cho lộ trình phát triển trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và trong khu vực. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết:

“Trong giai đoạn tới, Techcombank sẽ dành trên 200 triệu USD đầu tư vào công nghệ, nhằm đảm bảo một hệ thống ngân hàng hiện đại hàng đầu, vận hành tốt đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ cho phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng DN vừa và nhỏ, thông qua tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm chuyên biệt, hợp tác với những đối tác vững mạnh để đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng.

Đặc biệt, về quản trị ngân hàng, Techcombank là một trong số ít ngân hàng Việt Nam bắt đầu áp dụng mô hình quốc tế Basel II từ đầu năm 2017”.