1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

S&P bất ngờ "chấm điểm" Eximbank

(Dân trí) - Theo đánh giá của S&P, Eximbank có tình hình kinh doanh "ổn định", lợi nhuận và nguồn vốn "yếu", rủi ro "vừa phải", nguồn quỹ "trung bình" và thanh khoản "đủ".

Ngày 16/11/2012, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard and Poors (S&P) bất ngờ công bố kết quả xếp hạng đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán EIB).
 
S&P đánh giá tín nhiệm của Eximbank, chưa cập nhật kết quả kinh doanh quý 3
S&P đánh giá tín nhiệm của Eximbank, chưa cập nhật kết quả kinh doanh quý 3

Theo đánh giá của S&P, Eximbank có tình hình kinh doanh "ổn định", lợi nhuận và nguồn vốn "yếu", rủi ro "vừa phải", nguồn quỹ "trung bình" và thanh khoản "đủ".

Tổ chức này đã chấm EIB điểm "B+" hành nội tệ và ngoại tệ nợ dài hạn và mức điểm "B" cho phát hành nội tệ và ngoại tệ ngắn hạn. Năng lực tín dụng độc lập được xếp ở mức "B+". Ngoài ra, tín nhiệm dài hạn và ngắn hạn EIB theo thang đo khu vực Đông Nam Á (ASEAN) cũng được S&P xếp lần lượt ở mức "axBB" và "axB". Triển vọng dài hạn được đánh giá mức "ổn định".

S&P cho biết, các tiêu chí nhằm đánh giá về ngân hàng được tổ chức này căn cứ trên Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam và mức rủi ro của ngành.
 
Theo đó, mức điểm tín nhiệm neo (anchor rating, xuất phát từ đánh giá tín nhiệm quốc gia) đối với một ngân hàng thương mại chỉ có hoạt động ở Việt Nam đã được nâng từ mức "B" lên mức "B+". Tổ chức này vẫn giữ đánh giá cho rằng, BICRA của Việt Nam dựa trên việc đánh giá về rủi ro kinh tế tại một nền kinh tế có thu nhập thấp, hệ thống tài chính đang phát triển và khung chính sách đang hoàn thiện.

Theo đánh giá của S&P, nguy cơ bất ổn kinh tế cao và rủi ro tín dụng rất lớn ở Việt Nam là hệ quả của một quá trình tăng trưởng tín dụng nhanh mặc dù đã được kìm lại, mức thu nhập thấp, tín dụng khu vực tư nhân cao và các tiêu chuẩn về bảo lãnh vẫn còn sơ sài.

Theo dự báo của S&P, tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh cho rủi ro (risk-adjusted capital ratio) của ngân hàng sẽ còn dao động trong khoảng 3,5-4% trong 12-18 tháng tới. Tổ chức xếp hạng cho rằng, rủi ro tăng trưởng tài sản của Eximbank sẽ phù hợp với những chính sách sắp tới của Chính phủ.

Mô hình kinh doanh tương đối đơn giản của Eximbank là "điểm cộng" trong đánh giá của S&P về rủi ro kinh doanh là "vừa phải". Phần lớn doanh thu của ngân hàng đến từ các khoản cho vay đủ chuẩn. Nợ xấu của ngân hàng đã tăng lên 1,7% tại thời điểm 30/6/2012 từ mức 1,6% vào 31/12/2011. Theo S&P, nợ xấu ngân hàng tăng là do tính chất lịch sử của ngành (tăng trưởng tín dụng lớn) cũng như do ngân hàng chưa có kinh nghiệm trong danh mục đầu tư. Đồng thời, lưu ý rằng, Eximbank đã có những bước cải thiện đang kể trong hệ thống quản trị rủi ro và các tiêu chuẩn báo cáo.

Mặc dù vậy, do cái nhìn của S&P vẫn khá nghiêm khắc về ngành ngân hàng Việt Nam, cho rằng, chất lượng cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam nhìn chung là yếu sau khi tính đến các điều kiện hoạt động, thiếu đáng kể các thông tin về khách hàng... Do vậy, theo đánh giá của S&P, chất lượng tài sản của Eximbank vẫn còn yếu so tiêu chuẩn quốc tế.

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của Eximbank vượt 100% là mức cao sơn so với các ngân hàng khác. Phía xếp hạng hy vọng rằng, cơ sở tiền gửi của ngân hàng sẽ được gia tăng giờ vào kế hoạch mở rộng chi nhành và những chính sách về nhượng quyền chi nhánh hiện có.

S&P cho biết, sẽ có thể nâng xếp hàng của ngân hàng nếu Eximbank cải thiện được tình hình kinh doanh một cách bền vững trong khi vẫn quản trị rủi ro tốt.

Ngược lại, việc hạ xếp hạng có thể xảy ra nếu xảy ra những rủi ro về quản trị yếu kém khiến tỉ lệ tài sản yếu kém tăng trên 10%, thanh khoản và nguồn quỹ yếu đi - chẳng hạng như tỉ lệ cho vay trên tiền gửi vượt 115%; nguồn vốn suy yếu đáng kế - như tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh cho rủi ro rớt xuống dưới 3%.
Cơ cấu các khoản nợ trong nợ xấu của EIB tại cuối năm 2011 và cuối quý III/2012 có thay đổi lớn.
Cơ cấu các khoản nợ trong nợ xấu của EIB tại cuối năm 2011 và cuối quý III/2012 có thay đổi lớn.

Có thể thấy, trong đánh giá lần này của S&P về Eximbank chưa cập nhật được kết quả kinh doanh quý 3 của ngân hàng. Kết quả này không lạc quan như đánh giá của S&P.

Theo đó, tính đến 30/9/2012, tổng tài sản của Eximbank đạt 160.829,7 tỷ đồng, giảm 12,4% so cuối năm 2011. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9 đạt 62.675,3 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng rủi ro 693,5 tỷ đồng. Mức này giảm 14,7% so với thời điểm cuối năm 2011. Tuy nhiên, tiền gửi lại tăng 10,8% lên 59.461,3 tỷ đồng.

Trong quý III, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 561,3 tỷ đồng, giảm tới 44,4% so với cùng kỳ. Song nhờ kết quả đạt được khả quan trong nửa đầu năm nên lũy kế 9 tháng lợi nhuận trước thuế của Eximbank chỉ giảm 9,4% so cùng kỳ, đạt 2.347,8 tỷ đồng.

Chốt quý III, Eximbank báo lãi 414,1 tỷ, giảm 45,2% so với quý III/2011, và theo lý giải của Eximbank, lợi nhuận sau thuế giảm chủ yếu do thu nhập thuần từ lãi giảm.

Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/9 là 1,89% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, giảm nhẹ 0,12% so với cuối năm 2011 song cao hơn thời điểm cuối quý II. Đáng lưu ý là, trong khi giảm được nợ dưới chuẩn tới 78,8% so đầu năm, nợ nghi ngờ giảm 12,6% thì nợ có khả năng mất vốn tăng gần 85% lên mức 804,6 tỷ đồng.

Bích Diệp