1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sợ Keangnam phá sản, người dân “cầu cứu” Thủ tướng

Lo ngại còn nhiều tồn tại giữa chủ đầu tư và người dân chưa được giải quyết, Ban quản trị tòa nhà Keangnam đã “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ trước thông tin tòa nhà cao nhất Việt Nam đang được rao bán với giá 770 triệu USD.

Keangnam
Keangnam
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Putin bất ngờ sa thải 20 tướng

Lời khuyên của 10 nhà đầu tư vĩ đại

* Thủ đô Berlin "thay áo mới" 70 năm sau Thế chiến II

* “Nài” chở thuốc lá lậu: “Hung thần” đường phố!

* Cơn hoảng loạn của thị trường tài chính có nguy cơ tiếp diễn

* Từ 10/5, giá sữa bán lẻ đồng loạt giảm

* Nợ bảo hiểm xã hội: Ngôi “vô địch” về tay khối FDI

Nhiều người dân sở hữu chung cư cũng như các doanh nghiệp thuê văn phòng, trung tâm thương mại đang lo lắng trước thông tin Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng), tòa nhà cao nhất Việt Nam bị rao bán với giá 770 triệu USD.
 
Bên cạnh đó, việc tòa án Hàn Quốc gửi văn bản tới những đối tác đang có nhu cầu mua lại tòa nhà cao nhất Việt Nam để định giá đang khiến người dân và Ban quản lý tòa nhà đang sinh sống tại đây đang rất lo lắng, bởi còn nhiều tồn tại giữa chủ đầu tư và người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
 
Nhiều hộ dân tại đây đang băn khoăn rằng liệu việc đổi chủ mới có giúp họ ổn định và nâng cao chất lượng phục vụ cuộc sống tại đây tăng lên hay không. Không những vậy, các hộ dân tại đây vẫn đang rất lo ngại về khoản phí bảo trì 2% mà cư dân ở đây đã đóng lên tới cả trăm tỉ đồng hiện chủ đầu tư khu Keangnam Ha Noi Landmark Tower vẫn đang giữ mà chưa được kiểm toán và xử lý minh bạch.
 
Do đó, lo sợ trước thông tin Tập đoàn Keangnam phá sản sẽ dẫn tới việc không thanh toán được quỹ bảo trì 2%, Ban quản trị tòa nhà đã thay mặt các hộ dân sinh sống tại đây gửi văn bản “cầu cứu” Thủ tướng.
 
Mở đầu văn bản, Ban quản trị cho hay: “ Ban quản trị chung cư Keangnam đại diện cho cư dân Keangnam ( Theo quyết định số 1272/ QĐ- UBND của UBND quận Từ Liêm) xin thông báo Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề từ trước đến nay vẫn chưa được giải quyết, khi Tập đoàn Keangnam có nguy cơ bị phá sản dẫn tới việc mất khả năng thanh toán quỹ bảo trì 2 % của cư dân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng ngàn hộ dân”.
 
Văn bản cho biết: Theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28.5.2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, trong đó có quy định quỹ bảo trì 2% của tòa nhà chung cư sẽ chuyển lại cho Ban quản trị khi được thành lập để duy tu, bảo trì tòa nhà. Đặc biệt, chung cư Keangnam là tòa nhà cao nhất Việt nam có nhiều thiết bị hiện đại cần có kinh phí và quy trình bảo trì nghiêm ngặt.
 
Theo ước tính của Ban quản trị, quỹ bảo trì của chung cư này khoảng 160 tỉ đồng do có 922 căn hộ cao cấp, giá bán trung bình 60 triệu đồng/m2, trong khi phía chủ đầu tư thông báo là 125 tỉ đồng.
 
Đến nay, Ban quản trị đã gửi 8 văn bản liên quan đến quỹ bảo trì tới chủ đầu tư, đồng thời gửi 2 công văn đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bí thư Thành ủy Hà Nội để yêu cầu chính quyền vào cuộc giúp cư dân. Tuy nhiên, hiện tại Ban quản trị vẫn chưa nhận được bất kỳ ý kiến chỉ đạo nào.
 
Theo kết quả đến tháng 12.2014 cho hay, chủ đầu tư Keangnam Vina đã thừa nhận số tiền quỹ bảo trì đã thu được là 125 tỷ (chưa tính lãi suất ngân hàng và diện tích bán lẻ mà chủ đầu tư giữ lại) và sử dụng sai mục đích số tiền này.
 
Tháng 3.2015 vừa qua, Keangnam Vina cũng đã gửi công văn đề nghị trả quỹ bảo trì mỗi năm 5 tỉ đồng và trả trong vòng 25 năm. Phương án này Ban quản trị không chấp nhận do số tiền trả hàng năm nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
 
Nay trước nguy cơ Tập đoàn Keangnam bị phá sản, các tài sản tại Việt Nam cũng bị rao bán dẫn tới quỹ bảo trì của cư dân Keangnam có khả năng bị mất. Ban quản trị chung cư Keangnam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giúp cư dân như: Giao UBND TP Hà Nội, các Bộ, ngành liên quan yêu cầu chủ đầu tư Keangnam khẩn trương hoàn trả quỹ bảo trì 2% theo đúng quy định của pháp luật.
 
Trong trường hợp Tập đoàn Keangnam bị phá sản phải bán tòa nhà 72 tầng, Chính phủ chỉ chấp thuận chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn trả cho cư dân Keangnam quỹ bảo trì này. Giao Bộ Xây dựng tính toán chính xác quỹ bảo trì 2% để làm cơ sở cho chủ đầu tư hoàn trả lại quỹ cho cư dân.
 
Đi vào hoạt động vào năm 2010, Keangnam Hà Nội được mệnh danh là tòa nhà cao nhất Việt Nam với chiều cao 336m. Tọa lạc tại vị trí lý tưởng trên trục đường lớn Phạm Hùng, dự án gồm 2 tòa căn hộ cao 50 tầng và 1 tòa văn phòng – dịch vụ cao 70 tầng trên mặt đất, cung cấp không gian văn phòng, chung cư cao cấp và nhiều tiện ích lý tưởng cho một cuộc sống hiện đại.
 
Tuy nhiên, tòa nhà này lại liên tiếp xảy ra những vụ “lùm xùm” về việc tranh chấp quyền lợi giữa các cư dân và đơn vị quản lý tòa nhà cũng đã từng xảy ra. Đơn cử như việc các cư dân đã khởi kiện Công ty Keangnam Vina ra tòa khi bán nhà bằng ngoại tệ (USD), kiện về diện tích căn hộ hay việc tranh chấp về mức phí dịch vụ, gửi xe ô tô, xe máy hàng tháng….
 
Theo Phan Diệu
Một Thế Giới
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”