1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Siêu thị điện máy: “Đỏ mắt” tìm hàng Việt

(Dân trí) - Mặc dù hình thành được một kênh phân phối hiện đại và có khả năng tiếp cận cao tới khách hàng, nhưng có một nghịch lý là hệ thống siêu thị điện máy chủ yếu phân phối các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài, rất ít sản phẩm Việt có chỗ đứng tại đây.

Bên cạnh các dãy phố chuyên kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh truyền thống ở các thành phố lớn, thị xã, vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng số lượng các trung tâm mua sắm, siêu thị điện máy của các doanh nghiệp như Nguyễn Kim, Pico, Trần Anh, Mediamart, HC…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trênFICA:

*Kinh doanh khách sạn kiểu ông Thản

*Hàng Trung Quốc kém an toàn nhất châu Âu

*“Bóc mẽ” trò gian lận trắng trợn tại một cây xăng ở Bình Dương

*GAS mất 4.000 đồng, VN-Index giảm mạnh

*ANZ: Kinh tế Việt Nam đã chạm đáy!

Theo đánh giá của hàng loạt tổ chức quốc tế, Việt Nam là thị trường hàng đầu về tiêu dùng hàng hi-tech trong tương lai. Trong khi đó, phần lớn người dân có thu nhập ngày càng tăng, lại có nhu cầu liên tục thay mới sản phẩm công nghệ và thói quen tiêu dùng cũng đang dần chuyển hướng sang mô hình phân phối hiện đại. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại và chiếm lĩnh thị trường.

Mặc dù thị trường trong nước đã hình thành được một kênh phân phối hiện đại và có khả năng tiếp cận cao tới khách hàng nhưng có một nghịch lý là hệ thống siêu thị điện máy này chủ yếu lại chỉ phân phối các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài, sản phẩm thương hiệu Việt hầu hết vẫn chưa có chỗ đứng tại đây.

Khảo sát tại một số siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội cho thấy, hầu hết các sản phẩm như tivi, tủ lạnh, máy giặt... bày bán tại các gian hàng là hàng nhập khẩu nguyên chiếc mang thương hiệu nước ngoài từ Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... hoặc được liên doanh lắp ráp tại Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam. Các sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp trong nước gần như chỉ thấy xuất hiện tại các gian hàng bán đồ gia dụng với giá trị thấp hơn như quạt điện, máy lọc nước hay bàn là,  nồi cơm điện... nhưng cũng chỉ chiếm một vị trí khá khiêm tốn so với tổng thể chung.

Siêu thị điện máy: “Đỏ mắt” tìm hàng Việt

Ngay từ sảnh đi vào của một siêu thị điện máy lớn nằm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) bày bán hàng loạt sản phẩm điện máy của các thương hiệu lớn.

Siêu thị điện máy: “Đỏ mắt” tìm hàng Việt
  Website bán hàng của một siêu thị điện máy, trong danh mục hàng điện lạnh tuyệt nhiên không thấy bong dáng của nhà sản xuất trong nước.

Trao đổi với nhân viên bán hàng tại một siêu thị điện máy lớn nằm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), nhân viên này cho biết, các sản phẩm được bày bán của siêu thị đều là những mặt hàng được ưa chuộng và bán chạy nhất trong thời điểm hiện tại. Việc bán hay không bán sản phẩm nào là do phòng kinh doanh và lãnh đạo quyết định, tuy nhiên quyết định được đánh giá định kỳ dựa trên phân tích thị hiếu của người tiêu dùng và lượng tiêu thụ, doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận của công ty.

"Các mặt hàng điện máy thường có giá trị tương đối lớn từ vài triệu cho tới hàng chục, hàng trăm triệu. Tâm lý của người đi mua hàng thường là "ăn chắc mặc bền", "đáng đồng tiền bát gạo", do đó, họ sẽ lựa chọn các sản phẩm đến từ các nhà sản xuất có uy tín tại thị trường Việt Nam. Đối với nhiều mặt hàng cùng dòng sản phẩm, cùng nhãn hiệu khách hỏi mua còn so sánh giữa hàng nhập ngoại và hàng liên doanh sản xuất trong nước. Trong nhiều trường hợp, hàng hãng nhưng "Made in Vietnam" còn không được ưa chuộng bằng nhập nguyên chiếc từ Nhật hay Hàn", nhân viên này cho hay. 

Chia sẻ tại quầy bán điều hòa, bác N.Đ.M (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Nhà tôi đang định lắp điều hòa, hai vợ chồng bàn tính và quyết định sẽ lựa chọn một sản phẩm có mẫu mã đẹp, tính năng tốt và phù hợp với túi tiền. Tôi cũng chú ý tìm mua hàng Việt Nam nhưng rất khó tìm và cũng không có nhãn hiệu nào đủ uy tín nên có lẽ sẽ chọn một hãng nhập khẩu như Panasonic, Hitachi hoặc Daikin hoặc liên doanh sản xuất tại Việt Nam như Samsung, LG".

Về phía đơn vị phân phối, chủ một siêu thị điện máy thừa nhận, việc ít bày bán hàng Việt bởi một thực tế là chưa có nhiều nhà sản xuất trong nước đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của thị trường cũng như chưa chinh phục được niềm tin của khách hàng. Trong khi đó, do áp lực cạnh tranh trong thị trường điện máy rất lớn nên các sản phẩm đưa ra cần phải được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.

"Nhà sản xuất trong nước cần phải cải thiện về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm tốt hơn, phù hợp, hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng tới khâu quảng bá sản phẩm để nhiều người biết tới hơn, doanh số bán hàng theo đó cũng tăng mạnh", vị này nói thêm.

 Phương Dung

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”