1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Quá nửa doanh nghiệp làm ăn không có lãi

(Dân trí) - Bộ KHĐT cho biết, tại nhiều địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có đóng góp cho ngân sách địa phương chiếm chưa đầy 50% trong tổng số doanh nghiệp còn hoạt động, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu ngân sách 2013.

Ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp.

Tại phiên họp thường kỳ Hội đồng Khuyến khích Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) năm 2013 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 10 tháng năm 2013, cả nước có 64.200 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp dừng hoạt động cũng tăng 12,9% lên 41.600 doanh nghiệp và 8.100 doanh nghiệp chính thức giải thể, tăng 1,5%, so với cùng kỳ năm 2012. 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


Về số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay đã quay trở lại hoạt động trong 10 tháng đầu năm, ông Hiệu cho biết, đạt 11.749 doanh nghiệp tính đến thời điểm 20/10/2013.

Tại nhiều địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có đóng góp cho ngân sách địa phương chiếm chưa đầy 50% trong tổng số doanh nghiệp còn hoạt động. 

Còn theo cập nhật mới nhất từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh, tính chung 11 tháng, cả nước có gần 55.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, trong đó, số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể là 8.857 doanh nghiệp và số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 46.075 doanh nghiệp, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Do tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ở một số địa phương ở mức cao nên đã ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách, chỉ tiêu kinh tế xã hội của từng địa phương và cả nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp Ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2013 chỉ khoảng 135.440 tỷ đồng, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2012. 

Trong giai đoạn 2011-2015, ông Hiệu cho biết, có 8 nhóm giải pháp để phát triển khu vực doanh nghiệp SME, trong đó có việc hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dù hoạt động không hiệu quả nhưng không thể làm thủ tục phá sản. Một mặt khác, việc đẩy mạnh tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp SME cũng được đặt ra. 

Các biện pháp khác có hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp SME, phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp SME. Song song với đó là xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp SME, quản lý thực hiện kế hoạch.

Trong báo cáo vĩ mô của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa rồi, cơ quan này cho biết, tín dụng cho nền kinh tế vẫn đang tăng với tốc độ chậm trong bối cảnh tổng cầu thấp. Tính đến 31/10/2013, tăng trưởng  tín dụng nền kinh tế mới đạt 7,18%, tương ứng xấp xỉ 60% kế hoạch cả  năm. 

Tín dụng một số  lĩnh vực ưu tiên vẫn tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế: chẳng hạn như tín dụng công nghiệp phụ trợ và tín dụng cho xuất khẩu tăng thấp (3%); tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng âm.

Bích Diệp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước