1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Phó Thủ tướng nói những “việc rất quan trọng cần làm ngay” về tiền lương

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kỳ vọng, từ năm 2021 tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương. Đầu năm mới 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao đổi về “những việc quan trọng cần làm ngay” trong cải cách chính sách tiền lương.

Phóng viên: Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi 2019, lời đầu tiên xin kính chúc Phó Thủ tướng và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và an khang thịnh vượng! Thưa Phó Thủ tướng, tiền lương luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm đặc biệt, xin Xin Phó Thủ tướng cho biết kế hoạch triển khai Ngh quyết 27 của Trung ương Đảng khoá XII v ci cách chính sách tin lương?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công: Có mấy việc rất quan trọng cần làm ngay.

Th nht, muốn trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh cần xây dựng, phê duyệt Đề án vị trí việc làm. Trong Nghị quyết TƯ cũng nhấn mạnh nguyên tắc dù phê duyệt gì cũng phải đảm bảo tinh giản biên chế.  Trước đây có tình trạng một số đơn vị phê duyệt đề án vị trí việc làm nhưng sau khi phê duyệt tổng số người làm việc trong cơ quan, đơn vị lại cao hơn vị trí hiện tại, như vậy không đúng mục tiêu.

Th hai, là phải tăng cường sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết 18 và 19, tăng cường sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao hiệu quả sử dụng các đơn vị sự nghiệp công. Tinh giản biên chế mỗi năm bình quân phải giảm 2,5% tổng số biên chế. Trước đây cái này rất khó nhưng mấy năm gần đây ta làm rất quyết liệt. Từ việc giao chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước trên cơ sở chỉ tiêu biên chế để tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương phải nghiêm túc thực hiện tinh giản biên chế.

PTTg Vuong Dinh Hue 1.jpg

Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Bên cạnh đó, bộ, ngành, địa phương tiếp tục cũng đang tiếp tục sắp xếp rất mạnh mẽ các đơn vị tổ dân phố, rồi đơn vị cấp thôn, bản và sắp tới sẽ là sắp xếp, sáp nhập xã phường, quận huyện chưa đủ chuẩn về quy mô diện tích và dân số theo quy định của Trung ương. Tương tự, trong lĩnh vực về đơn vị sự nghiệp công lập cũng phải sắp xếp lại, viên chức tuyển mới ta sẽ không thực hiện chế độ hợp đồng suốt đời mà thực hiện chế độ hợp đồng lao động, không duy trì chế độ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trừ ở các đơn vị sự nghiệp phục vụ cho các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước.

Như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn lực cho cải cách tiền lương.

 Th 3, chuẩn bị nguồn lực để cải cách tiền lương. Từ nay trở đi, hàng năm dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương và khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương. Cộng với khoản tiết kiệm được từ sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế chúng ta sẽ có một nguồn lực đủ đển năm 2021 điều chỉnh lương theo phương án cải cách chính sách tiền lương.

Trong bối cảnh ngân sách còn hn hp, nn tng mc lương cũ li quá thp, thời gian để thực hiện các mục chỉ còn 2 năm, Phó Th tướng đánh giá như thế nào về tính khả thi của việc cải cách chính sách tiền lương lần này?

Việc cải cách tiền lương lần này hoàn toàn khả thi. Trước khi có Nghị quyết số 27, nhiều Kỳ hội nghị Trung ương đã qua nhưng chúng ta chưa thông qua được một Nghị quyết về tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH). Không cải cách được cơ bản chính sách tiền lương vì vướng mỗi chuyện biên chế và vấn đề nguồn kinh phí. Tuy nhiên, lần này lại khác.

Chúng ta đã có Nghị quyết 18 và 19 của Trung ương khoá XII về tinh gọn bộ máy, biên chế không chỉ trong khu vực hành chính, cơ quan nhà nước mà cả việc đẩy mạnh sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là giải pháp có tính đột phá, tạo điều kiện tiền đề cho cải cách tiền lương. Cải cách tiền lương chỉ có thể thành công nếu ta thực hiện thành công Nghị quyết 18 và 19 về sắp xếp, nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công, sắp xếp lại các đơn vị trong hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Sắp tới ta sửa đổi Bộ Luật Lao động liên quan đến tuổi nghỉ hưu hay thực hiện các chính sách liên quan đến tiền lương cũng đã có chủ trương rõ ràng, giải pháp cụ thể nêu trong Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết về cải cách chính sách BHXH.

Xin Phó Thủ tướng cho biết, đến nay tiến độ triển khai những “việc rất quan trọng cần làm ngay” của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương?

Hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các bộ ngành, địa phương đang làm quyết liệt và đã có một số kết quả bước đầu. Với tiến độ này rất khả quan, chúng ta sắp xếp, tinh giản rất mạnh.

Tien luong .jpg

Hàng năm sẽ dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương và khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương

Khi làm cải cách chính sách tiền lương, theo báo cáo của thành phố Hà Nội, năm 2017 mới chỉ sắp xếp bước đầu đơn vị sự nghiệp công và đẩy mạnh sắp xếp bên trong các sở, ngành đã giảm được 5,4% chi thường xuyên - một mức rất lớn, chưa kể thu được vào ngân sách tiền đấu giá sử dụng đất từ việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cũng qua báo cáo khảo sát, thực tế hiện nay, 90% đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có biên chế dưới 30 người, mà không ít trong số đó chỉ có 10 người thôi nhưng vẫn phải có “đinh, điền, tiền, triện” đầy đủ, tức là có biên chế, có đất, có kinh phí riêng, rồi có con dấu, có thủ trưởng, cấp phó, có thư ký, lái xe, bảo vệ…, có đủ các thứ. Nên cần phải sắp xếp lại, giảm mạnh đầu mối, tinh giản biên chế. Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập mà đủ điều kiện thì chuyển sang cổ phần hoá (trừ các bệnh viên, trường học). Khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp có nghĩa là giảm được 100% số biên chế ở đó trong diện hưởng lương từ ngân sách.

Cần nhấn mạnh là cải cách, tinh giản biên chế là giảm số lượng người hưởng lương Nhà nước chứ không phải giảm số lượng lao động. Các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ toàn bộ về tài chính và chuyển sang hoạt động theo công ty cổ phần còn tạo điều kiện thu hút thêm lao động ngoài xã hội.

Trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27 có quy định năm 2019 phải thực hiện xong việc xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm, đồng thời triển khai xây dựng các hệ thống thang bảng lương, phương án chuyển lương cũ sang lương mới để có thể cải cách chính sách tiền lương từ năm 2021.

Từ năm 2021, tiền lương sẽ đảm bảo đời sống của người lao động, thưa Phó Thủ tướng?

Tôi kỳ vọng tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương.

Trong khu vực công, Nhà nước trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của nhà nước và nguồn thu sự nghiệp công và tương thích với tiền lương trên thị trường lao động. Từ năm 2021, tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức phải bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp, tiến tới cao hơn khu vực doanh nghiệp như kinh nghiệm và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, giải quyết bất hợp lý về vấn đề tuổi nghỉ hưu. Bắt đầu từ 2021 thực hiện lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu, dự kiến nam là 62 tuổi và nữ là 60 tuổi, thu hẹp khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.

Nghị quyết số 27 còn cho phép mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với các địa phương đã tự cân đối được ngân sách, được chi thu nhập tăng thêm cho người lao động tương tự như cơ chế Quốc hội đã cho phép áp dụng ở TPHCM.

PTTg Vuong Dinh Hue 3.jpg

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kỳ vọng tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương

Về cơ chế sử dụng tài năng, cho phép người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị được sử dụng Quỹ tiền lương và kinh phí thường xuyên được giao hàng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt và quyết định mức chi trả tương xứng với tài năng và nhiệm vụ được giao.

 - Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

 Châu Như Quỳnh

bannerchan-bai-1520499512777326906926-15389023313932091006234.gif