1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

“Nóng” cạnh tranh, trường học bắt tay với ngân hàng

Có tiềm năng phát triển lớn, không bị ảnh hưởng nhiều từ khó khăn kinh tế, giáo dục đang được coi là mảnh đất màu mỡ với nhiều nhà khai thác dịch vụ.

Nhưng chính vì lẽ đó độ nóng về cạnh tranh trong ngành cũng ngày một quyết liệt. Do vậy, các tổ chức giáo dục đang nỗ lực tìm kiếm và ứng dụng những giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động quản lý tài chính.
 
Cái bắt tay giữa giáo dục và ngân hàng được coi là mang lại lợi ích cho cả hai
Cái bắt tay giữa giáo dục và ngân hàng được coi là mang lại lợi ích cho cả hai

Đầu tư vào giáo dục - cạnh tranh quyết liệt

Song song với mức độ và triển vọng đầu tư vào ngành giáo dục, các cá nhân và tổ chức tham gia và thị trường này đang tham gia một cuộc đua quyết liệt, mà ở đó độ nóng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Cụ thể, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, trong vòng 10 năm trở lại đây, bên cạnh hệ thống hàng trăm trường đại học công lập, đã có gần 100 trường đại học tư thục ra đời. Các trường đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người, mô hình quản lý gọn nhẹ và đang nỗ lực để gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong cuộc đua này, bên cạnh những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, sức cạnh tranh và hiệu quả đầu tư phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả quản lý hoạt động tài chính.

Nhìn nhận một cách khách quan, tổ chức giáo dục trong cơ chế thị trường cũng vận hành như một doanh nghiệp tuy có một số đặc điểm chuyên biệt.  Do đó, hoạt động quản lý tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới giáo viên và học sinh, đến hoạt động dạy và học, quyết định sức cạnh tranh của tổ chức.

Đơn cử từ hệ thống các trường mầm non, tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay, học phí không phải là yếu tố được quan tâm lớn nhất khi phụ huynh lựa chọn trường. Cơ sở vật chất, chất lượng dạy, chuyên môn của giáo viên, cách tổ chức quản lý của nhà trường đều được đưa lên bàn cân xem xét.

Để đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng trên, các trường cần phải nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chế độ lương thưởng để thu hút các giáo viên chất lượng, ngoài ra cũng cần giảm bớt thời gian xử lý các thủ tục hành chính, tạo ra nhiều lợi ích gia tăng cho phụ huynh và học sinh.

Giải pháp tài chính chuyên biệt và toàn diện

Xuất phát từ nhu cầu tự thân của mình, nhiều trường học đã bắt tay với ngân hàng sử dụng dịch vụ và mạng lưới của nhà băng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với ngân hàng, việc mở các gói dịch vụ cho giáo dục mang lại sự an toàn, hiệu quả cao bởi ngành kinh doanh giáo dục được coi là lĩnh vực ít rủi ro và có tiềm năng phát triển tốt. Ngoài ra, nếu hỗ trợ tốt các trường học, thương hiệu của ngân hàng cũng được đưa tới các khách hàng tiềm năng là giới học sinh, sinh viên.

Hiện nay đã có một số ngân hàng thiết kế gói sản phẩm cho ngành giáo dục. Gần đây nhất, gói sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng của Techcombank dành cho riêng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành giáo dục được đánh giá là giải pháp khá toàn diện.

Gói dịch vụ của Techcombank chú trọng đến 3 nhóm khách hàng bao gồm trường học, CBNV của trường và phụ huynh, học sinh. Cụ thể, trường học được miễn phí nhiều dịch vụ ưu đãi như chi lương, thu hộ học phí qua Techcombank, nộp rút tiền mặt từ tài khoản. chuyển tiền thanh toán. Với hàng trăm giáo viên và cán bộ nhân viên, hàng nghìn sinh viên, hàng tháng các trường có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí quản lý. Bên cạnh đó, các trường còn được hưởng lãi suất cao trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng.

Đối với CBNV, ngân hàng giúp nhà trường gia tăng lợi ích cho giảng viên bằng các tiện ích phục vụ nhu cầu cá nhân và gia đình họ. Đơn cử, nhóm khách hàng này được vay tiêu dùng căn cứ vào thu nhập hàng tháng, được vay ứng trước tài khoản cá nhân; miễn phí phát hành và phí thường niên đối với thẻ thanh toán. Không nhất thiết phải đến ngân hàng mỗi khi có nhu cầu về dịch vụ, khách hàng có thể tra cứu, thanh toán dễ dàng với các tiện ích Ngân hàng online.

Hợp tác giữa ngân hàng và trường học đang khởi sắc nhưng để tạo ra những sản phẩm đồng bộ, đáp ứng được mọi nhu cầu của các nhóm khách hàng trong ngành giáo dục không hề đơn giản. Với định hướng chú trọng đến các sản phẩm bán lẻ và tạo ra nhiều sản phẩm chuyên biệt cho các nhóm khách hàng để nâng cao tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ, việc hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và ngân hàng được dự báo sẽ ngày càng chặt chẽ và đa dạng hơn.

H.S