1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Nợ công đã hạ nhiệt?

(Dân trí) - Theo Thứ trưởng Vũ Thị mai, với việc đồng Yên Nhật mất giá so với USD đã giúp nợ công của Việt Nam tính theo USD giảm xuống, hiện chiếm 53,5% GDP.

Toàn cảnh Họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/4 (ảnh: BD).
Toàn cảnh Họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/4 (ảnh: BD).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Vụ "đột kích" tiệm vàng: Công an phải trả lại số ngoại tệ tạm giữ

* Bộ trưởng Y tế: “Tôi không nghĩ đến từ chức ngay”

* Các công ty sữa ăn lời vô tội vạ trên lưng người tiêu dùng

* Ông Nguyễn Bá Thanh: Không khoan nhượng với tham nhũng

Trả lời câu hỏi của PV Dân trí tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều nay (29/4/2014), Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, ước tính đến 31/12/2013, dư nợ công của Việt Nam chiếm 53,5% GDP trong khi giới hạn đã được quy định tại Luật quản lý nợ công là không quá 65%.
 
Bà Mai lưu ý rằng, con số này có thay đổi với trước đây. Nguyên nhân do, tại những khoản nợ ODA vay Nhật Bản bằng đồng Yen thì tỉ giá Yen trong năm qua đã biến động khá mạnh, từ 82 Yen/USD đã mất giá xuống mức 105 Yen/USD, qua đó khiến nợ công của Việt Nam tính theo USD giảm đi.

Dư nợ của Chính phủ tính đến thời điểm 31/12 là 41,7% GDP và vẫn đáp ứng quy định tại Luật quản lý nợ công là không quá 50% GDP. Như vậy các chỉ số nợ vẫn trong giới hạn an toàn cho phép, bà Mai khẳng định.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân diễn ra trong hai ngày 28-29/4, TS .Trần Đình Thiên cho rằng, nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản, và do đó không cho phép đánh giá đúng nguy cơ thực tế. Ông Thiên cho rằng, nếu tính đủ, nợ công phải lên tới gần 100% GDP còn tỷ lệ báo cáo hiện nay "chứa đựng nguy cơ ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro".

Tuy nhiên, trong phiên họp báo chiều nay, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh rằng, trong cơ cấu tính dư nợ công hiện tại đã bao gồm cả 3 bộ phận là nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2013, TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân) đề cập đến một rủi ro khác. Theo đó, tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới chính là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Thời điểm này, chuyên gia kinh tế này đã tính toán, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn (65% GDP) được khuyến cáo phổ biến bởi các tổ chức quốc tế.
 
Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước