1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

TPHCM:

Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính cao su lĩnh án… “nhẹ hều”

(Dân trí) - Mức án 5 năm tù của bị cáo Phan Minh Anh Ngọc, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài Chính cao su Việt Nam vừa được TAND TPHCM tuyên giảm một nửa so với đề nghị trước đó của đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên xử sơ thẩm.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Tổng Giám đốc lĩnh 1/2 mức án đề nghị

Ngày 4/6, TAND TPHCM tuyên bản án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ án gây thất thoát 45 tỉ đồng xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Tài Chính Cao su Việt Nam (Công ty Tài chính Cao su).

Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Minh Anh Ngọc (SN 1951, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài Chính cao su Việt Nam) 5 năm tù, Võ Thị Hoàng Hồng (SN 1963, nguyên thủ quỹ của Công ty Tài chính cao su Việt Nam) 3 năm án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo Trần Quốc Hoàng (SN 1978, nguyên nhân viên Phòng tín dụng của công ty) lĩnh án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo nghe tòa tuyên án

Các bị cáo nghe tòa tuyên án

Các bị cáo là từng kế toán, thủ quỹ của công ty Tài Chính cao su Việt Nam liên quan trong vụ án này lĩnh mức án như sau: Đặng Thị Kim Anh (SN 1956) lĩnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Lệ Hằng (SN 1962) 5 năm tù; Lê Anh Tuấn (SN1967), Nguyễn Hồng Hải (SN 1967), Trần Thị Thu Hiền (SN 1983) mỗi bị cáo 4 năm tù về tội “Vi phạm các quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Mức án 5 năm tù của bị cáo Phan Minh Anh Ngọc nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài Chính cao su Việt Nam vừa được TAND TPHCM tuyên giảm một nửa so với mức đề nghị trước đó của đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên xử sơ thẩm.

Trong phần nêu quan điểm về vụ án này vào sáng ngày 2/6, đại diện VKSND TPHCM đã nhận định, trong vụ án này, Trần Quốc Hoàng có vai trò chính. Trong 21 hợp đồng mà bị cáo Trần Quốc Hoàng lập để vay vốn tại Công ty Tài chính cao su đều sai phạm, không đủ điều kiện vay và giải ngân, giả chữ ký của chủ sở hữu các tài sản đảm bảo vay… Tuy nhiên, Phan Minh Anh Ngọc với vị trí là Tổng Giám đốc và các bị cáo nguyên là cán bộ có chức năng tại Công ty Tài chính cao su vẫn đề xuất, quyết định cho vay và giải ngân dẫn đến bị cáo Trần Quốc Hoàng đã chiếm đoạt của Công ty Tài chính cao su bị mất gần 45 tỉ đồng. Vì vậy, Viện KSND TPHCM đề nghị HĐXX tuyên phạt Phan Minh Anh Ngọc 10-11 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 9-11 năm tù. Riêng Trần Quốc Hoàng bị đề nghị án chung thân.

Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cao su đã để cho nhân viên tín dụng lũng đoạn

Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cao su đã để cho nhân viên tín dụng "lũng đoạn"

Nhờ người bán vé số giả chữ ký

Theo bản án sơ thẩm, Công ty Tài chính cao su là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, là tổ chức tín dụng phi ngân hàng do nhà nước nắm giữ 100% vốn, có chức năng nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy động vốn, vay các tổ chức tài chính, tín dụng…

Ngày 4/5/2004, Hoàng được tuyển dụng làm nhân viên tín dụng tại Phòng tín dụng của Công ty. Trong thời gian làm việc, Hoàng đã nhiều lần đi Singapore và Campuchia đánh bạc dẫn đến thua nhiều tiền.

Để có tiền nướng vào cuộc “đỏ đen”, từ năm 2009 đến ngày 30/12/2011, Hoàng đã nghĩ cách “rút ruột” tài sản công ty. Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao là tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ… Đồng thời, với sự quản lý lỏng lẻo, làm sai nguyên tắc của một số cán bộ, Lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ và Tổng giám đốc Công ty Tài chính Cao su…, Hoàng đã mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người thân trong gia đình và bạn bè dùng làm tài sản thế chấp rồi lập hồ sơ vay vốn tại Công ty Tài chính Cao su. Sau đó, Hoàng tự lập hồ sơ vay vốn đứng tên những người này và nhờ những người bán vé số dạo ký giả chữ ký của khách hàng trong hồ sơ vay vốn.

Bản án tuyên nhẹ hều so với đề nghị của VKSND TPHCM

Bản án tuyên "nhẹ hều" so với đề nghị của VKSND TPHCM

Để vay được nhiều tiền, Hoàng đã bỏ qua nhiều quy định trong việc định giá tài sản và lập hồ sơ, rồi tự mình định giá tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực của nó. Để tránh bị phát hiện, Hoàng đã không làm thủ tục công chức hợp đồng thế chấp tài sản và không cho đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp.

Với thủ đoạn trên, Hoàng đã lập tổng cộng 21 hồ sơ tín dụng để vay và chiếm đoạt 45 tỉ đồng. Toàn bộ số hồ sơ giả này đều được Tổng Giám đốc Phan Minh Anh Ngọc và cấp dưới bỏ qua sai sót, làm sai thủ tục để duyệt cho vay và giải ngân sai quy định.

Tại phiên tòa, Hoàng thừa nhận toàn bộ số tiền mà mình chiếm đoạt được đều “nướng” vào cờ bạc và xin không kê biên tài sản của vợ vì cả hai không đăng ký kết hôn.

Nhưng tại phiên tòa, HĐXX đã làm rõ được trong số tiền 45 tỉ đồng mà Hoàng chiếm đoạt, thì Hoàng đã dùng 15 tỉ đồng mua nhà và đất cho vợ. Vì vậy, HĐXX yêu cầu kê biên toàn bộ những gì mà Hoàng góp tiền mua cho vợ đứng tên. Đồng thời, tuyên mức án như trên đối với các bị cáo.

Công Quang
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”