1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Nguy cơ dân Việt Nam "ăn bánh ngon cạnh… nhà vệ sinh"

Dù phát triển các khu công nghiệp có làm tăng thu nhập lên 4-5 lần đi chăng nữa nhưng với tình hình ô nhiễm như hiện nay thì không khác nào ăn chiếc bánh ngon bên toilet, sức khỏe giảm sút và chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam cũng sẽ đi xuống. Đó là quan điểm của GS-TS Võ Thanh Thu, Trường đại học Kinh tế TP.HCM.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Không có gói mì tôm nào an toàn cho thận của bạn cả!

Những nền kinh tế tốt nhất năm 2013

Tây sành ăn leo núi Việt Nam săn cacao xịn

Nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sẽ đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, ngày 27/12, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PAN) đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường trong hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam: Các lỗ hổng chính sách, vấn đề minh bạch thông tin và tác động đối với cộng đồng”.

GS-TS Thu cho hay cả nước hiện có 289 khu công nghiệp, hơn 60% đi vào hoạt động, thêm vào đó là hơn 1.000 cụm công nghiệp do địa phương quản lý.

Hầu như địa phương nào cũng đua nhau phát triển khu công nghiệp nhưng không có tính chuyên biệt, đặc thù mà ngành nghề giống y hệt nhau.
 
Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện nay mới chiếm 46% tổng diện tích. Theo một chuyên gia kinh tế, một hecta đất sạch giao cho nhà đầu tư từ 3,5-4 tỉ đồng, hàng chục ngàn hecta đang bị bỏ hoang, tổng giá trị lãng phí từ đất đai lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.

GS Thu nhận xét về bản chất đầu tư vào các khu công nghiệp không khác nào hành động đầu cơ bất động sản, không thu hút được đầu tư thì chuyển mục đích, phân lô bán nền.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PAN cho biết PAN đã theo dõi một nhà máy nhuộm ở Việt Trì, Phú Thọ, phát hiện tuy xây dựng nhà máy xử lý nước thải hoành tráng nhưng công ty này chỉ cho vận hành khi có đoàn kiểm tra, còn bình thường nước thải đổ ra môi trường gây mùi thối khiến không ai dám đến gần. Tình trạng này kéo dài rất lâu nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn không hay biết.

  Kênh Ba Bò tại TP.HCM là nạn nhân của ô nhiễm do nước xả từ các khu công nghiệp.

  Kênh Ba Bò tại TP.HCM là nạn nhân của ô nhiễm do nước xả từ các khu công nghiệp.

Hay tại khu công nghiệp Tằng Lỏong (Lào Cai) có nhà máy sản xuất phốt phát. Từ khi nhà máy này đi vào hoạt động, người dân lân cận mắc các bệnh chủ yếu về xương khớp, trâu bò chết ngày càng nhiều, chất thải sau nhà máy và các dòng suối gần đó thỉnh thoảng lại bốc cháy khiến người dân rất lo sợ.

Khu công nghiệp Trà Nóc ở Cần Thơ được tiếng là hoạt động hiệu quả nhưng 15 năm không có hệ thống xử lý nước thải. Cả đồng bằng sông Cửu Long có 85% cụm công nghiệp và 75% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc hệ thống xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định.

“Dù phát triển các khu công nghiệp có làm tăng thu nhập lên 4-5 lần đi chăng nữa nhưng với tình hình ô nhiễm như hiện nay thì không khác nào ăn chiếc bánh ngon bên toilet, sức khỏe giảm sút và chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam cũng sẽ đi xuống”, GS Thu ví von.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn Luật sư TP.HCM) kiến nghị Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi cần cho phép khởi kiện tập thể, kéo dài thời hiệu khởi kiện vì thời gian 2 năm như hiện nay không đủ để thu thập các chứng cứ, thiệt hại. Bên cạnh đó cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm các cơ quan nhà nước trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, “Khi người dân TP.HCM yêu cầu bồi thường do Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam xả thải lén, chúng tôi đã đến Sở Tài nguyên và Môi trường nhờ họ xác định thiệt hại để làm chứng cứ khởi kiện nhưng họ cho rằng đó không phải là chức năng của họ”, luật sư Hậu dẫn chứng.  

Theo Khánh Lê
Một Thế Giới

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước