1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Người đàn ông hồi sinh thương hiệu Fila có gia tài trị giá 830 triệu đô la

(Dân trí) - Fila - Đó đã từng là những đôi giày cao gót đế dày, sành điệu vào những năm 1990 được biết đến với tên “giày của Bố”, nó cũng từng được yêu thích qua hàng thập kỉ. Qua thời gian, đến những năm 2000, thương hiệu Fila dần phai nhạt, nhưng niềm đam mê với giày dép của Yoon Yoon-soo đã đưa Fila trở về từ cõi chết.

Fila cũng đã giúp Yoon Yoon-soo kiếm được một gia tài không tưởng. Gia tài này ước tính trị giá khoảng 830 triệu đô la thông qua cổ phần của anh ấy trong công ty Fila Hàn Quốc, công ty đã mua lại thương hiệu Fila toàn cầu vào năm 2007, thương vụ mà truyền thông Hàn Quốc gọi là tôm nuốt cá voi.

Sự trở lại của Fila với mục tiêu mang lại những sản phẩm mang tính biểu tượng từ những năm 90, nhắm vào những người mua sắm khao khát vẻ cổ điển. Ví dụ, giày thể thao nữ Disruptor 2 – một loại giày cổ điển của Fila, được giới thiệu lại vào năm 2017, là một trong những đôi giày nữ phổ biến nhất năm ngoái, theo nền tảng tìm kiếm thời trang toàn cầu Lyst. Fila ước tính rằng hơn 10 triệu đôi đã được bán vào tháng Giêng năm 2019

Người đàn ông hồi sinh thương hiệu Fila có gia tài trị giá 830 triệu đô la - 1
Fila Disruptor 2

Yoon, 73 tuổi, nói với một tờ báo địa phương ở Hàn Quốc vào năm 2017 rằng “Fila không chỉ là một thương hiệu thể thao đối với ông, nó giống như một đứa bé ở tuổi 45 vậy”

Jenner, Rihanna

Fila cũng đã được truyền thông và quảng bá bởi những người nổi tiếng - người mẫu Hoa Kỳ Kendall Jenner và ca sĩ Rihanna đều đã mặc trang phục mang logo biểu tượng màu đỏ, trắng và xanh, biểu tượng của Fila - và tất cả đều có giá tương đối thấp.

“Fila đã thay đổi mục tiêu từ những người ở độ tuổi 30 và 40 sang khách hàng trẻ tuổi, đồng thời cũng giảm giá rất nhiều”, Na Eun-chae, nhà phân tích tại công ty môi giới Korea Investment & Securities đã nói. Theo nhà phân tích này, “việc tập trung vào phân khúc giày như vậy đã đem lại thành công lớn cho Fila”

Cổ phiếu của Fila Hàn Quốc đã tăng 400% từ đầu năm ngoái đến thứ Sáu vừa qua, tăng giá trị thị trường của nó lên 4,3 tỷ đô la. Các cổ phiếu đã tăng 0,4% trong giao dịch ngày đầu thứ hai. Yoon và gia đình sở hữu khoảng 20% ​​công ty.

Yoon, một doanh nhân “lớn tuổi”, tốt nghiệp đại học ở độ tuổi 30, bắt đầu làm việc tại Fila năm 1991 với tư cách là người đứng đầu mảng kinh doanh Fila tại Hàn Quốc, kiếm được mức lương hàng năm là 1,5 triệu đô la. Nhưng anh ấy đã đặt mục tiêu của mình vào những điều lớn hơn. Vào tháng 1 năm 2007, ông đã bắt đầu việc mua lại của thương hiệu Fila toàn cầu và tất cả các công ty con với giá 400 triệu đô la.

Được bắt đầu ở Ý vào năm 1911, Fila đã được bán cho công ty cổ phần tư nhân Hoa Kỳ Cerberus Capital Management vào năm 2003. Thời hoàng kim của nó kết thúc vào những năm 2000 khi doanh số bị giảm và những nhà quản lý đã đầu tư quá mức.

Doanh số bán giày dép và may mặc của Fila, từ khi được mua lại, đã tăng 52% lên 1,2 nghìn tỷ won trong năm 2018 so với năm trước, theo số liệu công ty cho biết trong một bài thuyết trình.

Yoon chưa bao giờ hình dung ra sự nghiệp của ông sẽ gắn liền với những đôi giày. Mẹ ông qua đời vì bệnh thương hàn ngay sau khi ông sinh ra. Ông mất cha vì bệnh ung thư khi đang học trung học và luôn ước mơ được trở thành bác sĩ, nhưng ông đã thi trượt trường Y 3 lần. Cuối cùng, ông học và tốt nghiệp ngành khoa học chính trị và ngoại giao.

Tuổi tác lớn của ông giúp ông trở thành một ứng cử viên hấp dẫn cho các công việc mới tại hầu hết các công ty. Sau nhiều nỗ lực, Yoon đã đến được Hoa Kỳ. Sau đó, ông tình cờ gặp Fila ở Hoa Kỳ và thuyết phục công ty sản xuất giày ở Hàn Quốc. Yoon được yêu cầu thành lập và lãnh đạo mảng kinh doanh của công ty tại Hàn Quốc, cuối cùng, ông đã mua lại Fila toàn cầu và hồi sinh nó.

Fila hiện đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia. Thương hiệu này đang tăng trưởng nhanh chóng tại các thị trường như Trung Quốc, nơi Fila Korea có 15% cổ phần trong một công ty liên doanh với Anta Sports Products Ltd.

Yoon đã từng nói rằng ông ấy muốn được khắc trên bia mộ sau khi mất, rằng ông đã làm việc chăm chỉ, chứ không phải giàu có, “không thể đánh giá thành công của mỗi người bằng tài sản của họ.”

“Giàu có mà không đi kèm với đạo đức, thì không có ý nghĩa gì”, anh ấy đã từng nói với tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo. “Chúng ta cần nhìn lại cách chúng ta tạo ra vận may”.

Vũ Huy Hoàng

Theo Bloomberg