1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Ngân hàng Việt dồn dập báo lãi nghìn tỷ đồng

(Dân trí) - Báo cáo tài chính quý III/2018 của nhiều ngân hàng vừa công bố cho thấy lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hàng nghìn tỷ đồng nhờ vào hoạt động cho vay và ngân hàng bán lẻ.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 9 cho thấy, tình hình kinh doanh quý III có cải thiện hơn so với quý II với 72,6% tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định tình hình kinh doanh cải thiện tốt hơn, trong đó 15,8% là nhận định là ”cải thiện nhiều”.

Dự kiến trong thời gian tới, 80% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ ”cải thiện” trong quý IV/2018 và 84,2% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2018 ”cải thiện” hơn so với năm 2017, trong đó 23-30,5% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều”.

Trên thực tế, báo cáo tài chính do nhiều ngân hàng vừa công bố như: VPBank, LienVietPostBank, Sacombank, MB... cho thấy lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hàng nghìn tỷ đồng nhờ vào hoạt động cho vay và ngân hàng bán lẻ.


Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng của VPBank đạt 6.125 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 22.100 tỷ tăng 26% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng của VPBank đạt 6.125 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 22.100 tỷ tăng 26% so với cùng kỳ.

Điển hình như với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng đạt 6.125 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 22.100 tỷ tăng 26% so với cùng kỳ. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất trong 9 tháng đầu năm đạt 22.112 tỷ đồng, với lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng từ mức 4.376 tỷ đồng hồi giữa năm lên 6.125 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/9/2018. Đối với Ngân hàng riêng lẻ tổng thu nhập hoạt đồng thuần không bao gồm lợi nhuận từ công ty con chuyển về đạt hơn 10.700 tỷ và góp phần đạt lợi nhuận trước thuế ở mức hơn 3.800 tỷ.

Dư nợ cấp tín dụng đạt 211.092 tỷ đồng và huy động tiền gửi đạt 212.701 tỷ đồng, tăng lần lượt 17% và 11% so với cùng kỳ. Tổng tài sản của VPBank đạt mức 296.216 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2017.

Trước yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng, kiểm soát lạm phát và kiểm soát trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, VPBank đã chủ động điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng đặc biệt là cho vay tiêu dùng cũng như cơ cấu lại danh mục của ngân hàng và cả FE Credit (công ty tài chính do VPBank nắm giữ 100% vốn điều lệ) để phù hợp với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép trong năm 2018 và linh hoạt đáp ứng với sự thay đổi của thị trường.

Đặc biệt, VPBank vừa chính thức xin phép Ngân hàng Nhà nước được áp dụng toàn phần tiêu chuẩn Basel 2 trong quản trị rủi ro từ đầu năm 2019, sớm 1 năm so với yêu cầu đặt ra của NHNN và nếu được chấp thuận, VPBank sẽ là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn Basel 2.

Trong tháng 9 vừa qua, VPBank đã phát hành thành công đợt cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên và thu về gần 337 tỷ đồng để bổ sung vào vốn điều lệ. Trước những diễn biến của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, ban lãnh đạo VPBank đã quyết định lùi kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ sang thời điểm khác phù hợp hơn và có thể mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng.

Trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ vốn là trọng tâm của ngân hàng, ngày càng khốc liệt, sự chuyển đổi này sẽ mang lại sức cạnh tranh tốt hơn cho VPBank trong dài hạn.