1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Ngân hàng và cuộc đua tin tức

Với nhu cầu “đẩy” thông tin tới cho bạn đọc trong bối cảnh văn hóa đọc thay đổi, các ngân hàng cũng đã thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng bằng cách tăng cường tiếp xúc trên các kênh giao tiếp hiện đại như mạng xã hội hay các website tin tức, thay vì kênh truyền thống như các điểm giao dịch, tư vấn qua điện thoại hay chuyên viên chăm sóc khách hàng.

Theo thống kê của Công ty truyền thông TVPlus trong 6 tháng đầu năm 2016 từ 200 đầu báo giấy, 150 đầu báo mạng và 10 kênh thu bản tin truyền hình, cho thấy trên thị trường có khoảng 44.892 tin bài liên quan đến 39 ngân hàng nội địa (cả báo giấy và báo mạng), chiếm trong số này 28,5% là tin báo giấy. Hơn nữa, giá trị truyền thông của báo giấy ở chỉ chiếm vỏn vẹn có 24,3%, số còn lại là báo mạng. Rõ ràng, số liệu thống kê trên cho thấy các ngân hàng đang có sự chuyển dịch dần về kênh truyền thông online.

Biểu đồ: Top 20 Ngân hàng có số lượng tin/bài PR nhiều nhất trong 06 tháng đầu năm cho thấy rõ các ngân hàng đang chuyển dịch dần về kênh truyền thông online
Biểu đồ: Top 20 Ngân hàng có số lượng tin/bài PR nhiều nhất trong 06 tháng đầu năm cho thấy rõ các ngân hàng đang chuyển dịch dần về kênh truyền thông online

Cũng theo thống kê của TVPlus, hai ngân hàng tốp đầu về số lượng tin bài lẫn giá trị truyền thông là BIDV và Vietcombank. Điều này có thể nói là bình thường với những ngân hàng có quy mô thuộc vào nhóm lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng về giá trị truyền thông này, những ngân hàng có quy mô tài sản lớn chưa hẳn đã có giá trị truyền thông cao hơn những ngân hàng nhỏ hơn. Có mặt trong top 15 của bảng xếp hạng này có sự xuất hiện của một số ngân hàng quy mô vừa nhỏ như Viet Capital Bank, Nam Á, NCB…. Vị trí này cao hơn khá nhiều so với nhiều ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn. Một trong những yếu tố giúp thúc đẩy giá trị truyền thông của các ngân hàng có lẽ là sự cởi mở định hướng “online” và nắm bắt kịp xu thế của chính các ngân hàng để mang lại thông tin nhanh nhất cho thị trường.

Ngân hàng và cuộc đua tin tức - 2

Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng “đua” nhau lên mạng xã hội để vừa chăm sóc khách hàng vừa kết hợp giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ, nhiều ngân hàng tạo một trang Fanpage riêng trên mạng xã hội Facebook. Cách thức này được cho là khá hiệu quả vì thông tin được cung cấp nhanh, trải trên diện rộng và xác định được nhóm đối tượng khách hàng. Bên cạnh Fanpage, nhiều ngân hàng cũng thực hiện website dành riêng cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó để tiện việc truyền thông đến nhóm khách hàng mục tiêu. Có thể kể đến Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), và kênh microsite cho các sản phẩm thẻ nhằm mục đích hỗ trợ thông tin, đăng ký mở thẻ trực tuyến, cập nhật các chương trình ưu đãi cần thiết cho khách hàng hiện hữu lẫn các khách hàng tiềm năng.

Các trang mạng xã hội và trang tin tức đang trở thành một kênh truyền thông hấp dẫn với các ngân hàng. Truyền thông thời hiện đại yêu cầu sự nhanh chóng, để ai cũng có thể tiếp cận được bất kì lúc nào. Nhưng thực tế, không chỉ ngân hàng mà còn ở tất cả các ngành khác, truyền thông dễ dàng và nhanh chóng cũng là con dao hai lưỡi bởi tác động nhanh và mạnh của nó, đặc biệt là khi những thông tin tiêu cực, tin sai lệch dễ tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh.

PV