1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Nga nói “không” với hàng hoá phương Tây

(Dân trí) - Trước lệnh cấm vận mà Mỹ và liên minh Châu Âu đưa ra, Tổng thống Nga quyết định hướng tới nội địa hoá sản xuất để chứng minh Nga có thể tồn tại độc lập và lệnh cấm vận sẽ là “gậy ông đập lưng ông”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Để giảm sự phụ thuộc vào các hàng hoá đến từ phương Tây, tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định xây dựng quỹ để đầu tư vào sản xuất nội địa.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Trong một bài phát biểu, ông Putin tuyên bố Nga sẽ giảm sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng và cam kết thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và ngân hàng nội địa chủ chốt. Với động thái này, theo các nhà phân tích, tổng thống Nga đang gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng nền kinh tế Nga có thể tồn tại độc lập.

Ông Putin cũng khẳng định ông rất lạc quan trong giải quyết vấn đề khủng khoảng Ukraine. “Nga đang cố gắng khẳng định quốc gia này có thể tồn tại như một thực thể độc lập”, Orysia Lutsevych, nhóm nghiên cứu tại Chatham House cho biết.

Chuyên gia này này cũng nói thêm rằng, tổng thống Putin “thực sự muốn khẳng định mình với các nước láng giềng và ông ta phải cân nhắc tới sự ổn định kinh tế”.

Nga là quốc gia nhập khẩu nhiều công nghệ, đặc biệt là công nghệ khai thác dầu và khí đốt, và phụ thuộc vào nguồn tài chính đến từ phương Tây.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm nay. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo các chỉ số kinh tế trong quý tới vẫn tiếp tục giảm - điều này cũng có nghĩa rằng quốc gia này đang lâm vào suy thoái.

IMF giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Nga từ mức 1,3%, xuống còn 0,2% và nói rằng họ kỳ vọng kinh tế nước này sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1% trong năm tới.

Quỹ này cũng dự báo rằng 100 tỷ USD sẽ chảy ra khỏi Nga trong năm nay.

Bản thân nước này cũng thể hiện sự lo lắng khi các nhà đầu tư tiến hành rút vốn trong bối cảnh căng thẳng và lệnh cấm vận do những can thiệp vào Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Nga thông báo 61 tỷ USD đã chảy ra khỏi nước này ngay vào quý đầu tiên của năm – nhiều hơn dòng vốn chảy ra trong cả năm 2013.

Sự thoái vốn đầu tư một phần chính là kết quả của lệnh trừng phạt mà Mỹ và liên minh Châu Âu nhằm vào một số công ty và các doanh nghiệp danh tiếng của Nga, bao gồm các công ty có mối liên hệ mật thiết với ông Putin.

Trong bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế tại St.Petersburg, ông Putin cáo buộc Mỹ muốn giành lợi thế khi thực hiện các hoạt động thương mại với liên minh Châu Âu.

“Có thể những người bạn Mỹ - những người phức tạp - muốn đạt được lợi thế cạnh tranh trong thương mại và các quan hệ kinh tế với Châu Âu’, ông nói.

Lệnh cấm vận có thể trở thành một cú đánh mạnh trở lại vào phương Tây, ông nói. “Trong một thế giới hiện đại, kết nối với nhau thì cấm vận kinh tế được sử dụng như là một công cụ chính trị sẽ tấn công vào cả nền kinh tế và các doanh nghiệp của chính đất nước đưa ra lệnh cấm, hay nói cách khác nó có thể có tác dụng ngược - gậy ông đập lưng ông”.

Điện Kremlin sẽ tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine vào ngày 25/5, ông Putin nói.

Ít nhất 7 người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh giữa nhóm người nổi loạn và lực lượng Ukraine bên ngoài khu vực công nghiệp phía đông Donetsk hôm thứ Sáu, một ngày sau khi 18 binh sỹ Ukraine thiệt mạng - thiệt hại lớn nhất kể từ khi xung đột diễn ra.

Thu Hoài
Theo BBC
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước