1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Mỹ hỗ trợ các nước khác 37 triệu USD để ứng phó với đại dịch Covid-19

(Dân trí) - Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ tài trợ 37 triệu USD cho các bệnh truyền nhiễm tại Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cho 25 quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, bao gồm cả Việt Nam.

Mỹ hỗ trợ  các nước khác 37 triệu USD để ứng phó với đại dịch Covid-19 - 1

Ngoài ra, để đối phó với sự bùng phát của Covid-19,USAID đã xem xét và hỗ trợ thiết bị y tế cho chính phủ các nước bị ảnh hưởng

Đây là số tiền tài trợ đầu tiên thuộc khoản ngân quỹ lên tới 100 triệu USD mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố vào 7/2 vừa qua nhằm hỗ trợ các quốc gia trên thế giới ứng phó với dịch Covid-19.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 7/2 đã tuyên bố Washington sẵn sàng chi 100 triệu USD để hỗ trợ Trung Quốc và các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Tuyên bố của ông Pompeo nhấn mạnh: “Cam kết này, cùng với hàng trăm triệu (USD) được quyên góp một cách hào phóng từ khối tư nhân của Mỹ, đã thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của nước Mỹ trong nỗ lực ứng phó với tình trạng bùng phát của dịch bệnh."

Dựa trên các khoản đầu tư liên tục của USAID và Chính phủ Mỹ để giúp chuẩn bị và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm theo Chương trình nghị sự an ninh y tế toàn cầu (GHSA), khoản tài trợ mới này sẽ giúp giải quyết mối đe dọa của Covid-19 tại các quốc gia ưu tiên cao như: Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan; Cộng hòa Angola, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Kenya, Nam Phi, Tajikistan, Philippines, Turkmenistan, Uzbekistan, Zambia, và Zimbabwe; Cộng hòa Nhân dân Bangladesh; Miến Điện; Vương quốc Campuchia; Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia; Cộng hòa Kít-sinh-gơ; Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Mông Cổ; Cộng hòa Liên bang Nepal; Cộng hòa Liên bang Nigeria; Cộng hòa Hồi giáo Pakistan; Vương quốc Thái Lan; và Việt Nam.

Các quỹ được gửi đến WHO sẽ giúp chính phủ các nước đang phát triển hiện đang bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thực hiện các kế hoạch như xây dựng các phòng thí nghiệm để thử nghiệm các phương thuốc phòng chống và điều trị Covid-19, thực hiện kế hoạch y tế công cộng khẩn cấp cho các điểm nhập cảnh, huấn luyện và trang bị đội ngũ y tế với kĩ năng chuyên môn cao, phát hiện nhanh chóng các trường hợp bị nhiễm bệnh và điều chỉnh bổ sung các tài liệu huấn luyện cho nhân viên y tế về Covid-19.

Ngoài ra, để đối phó với sự bùng phát của Covid-19, USAID đã xem xét và hỗ trợ thiết bị y tế cho chính phủ các nước bị ảnh hưởng. Phối hợp chặt chẽ với Lực lượng đặc nhiệm của WHO và Nhà Trắng, phân phối các thiết bị y tế cần thiết như kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay tới các quốc gia cần giúp đỡ.

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn là nhà cung cấp hỗ trợ song phương lớn nhất thế giới về sức khỏe cộng đồng.

Kể từ năm 2009, Mỹ đã tạo ra khoảng 90 tỷ USD để hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sức khỏe trên toàn cầu. Số tiền ý nghĩa trên đã cứu sống, bảo vệ nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới, xây dựng các tổ chức y tế và thúc đẩy sự ổn định của cộng đồng và quốc gia. Trong đó, USAID đã đầu tư hơn 1,1 tỷ USD kể từ năm 2009 để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe đặc hữu và mới nổi, bao gồm các bệnh như Covid-19.

Các khoản đầu tư của USAID vào an ninh y tế toàn cầu trong 15 năm qua, cũng như các đóng góp của GHSA kể từ năm 2015, đã giúp tăng cường hệ thống phòng thí nghiệm và truyền thông rủi ro; tài trợ cho việc đối phó với sự bùng phát của những căn bệnh chết người; và giải quyết các mối đe dọa gia tăng của kháng kháng sinh.

USAID thiết kế các khoản đầu tư theo Chương trình An ninh y tế toàn cầu GHSA để bảo vệ cộng đồng bằng cách giúp giảm thiểu sự lây lan của bệnh tật ở các quốc gia bị ảnh hưởng và cải thiện các biện pháp ứng phó của địa phương và toàn cầu đối với sự bùng phát của mầm bệnh truyền nhiễm.

Thùy Dung

Theo USAID