1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Mô hình kinh tế tuần hoàn - giải pháp cho tình trạng rác thải nhựa tại Việt Nam

(Dân trí) - Mới đây, hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa giữa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng tập đoàn SCG, công ty Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam cho thấy nỗ lực của các bên nhằm xử lý vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam

Triển vọng mới cho vấn đề quản lý rác thải nhựa

Trọng tâm của Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa xoay quanh bốn nội dung: Nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại rác tại nguồn, hỗ trợ các hoạt động phân loại rác tại nguồn và tái chế rác thải nhựa, tăng cường đổi mới công nghệ và giải pháp tái chế rác thải nhựa, tăng cường đối thoại và xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam.

Hợp tác đã mở ra nhiều triển vọng trong tiến trình giảm thiểu rác thải nhựa, từ đó, hình thành một nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đều hướng tới mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng Kinh tế Tuần hoàn vào sản xuất kinh doanh, tập đoàn SCG tham gia với vai trò tích cực trong Hợp tác công tư lần này. Với ba ngành kinh doanh chính là Hoá Dầu, Xi măng – Vật liệu xây dựng và Bao Bì và nhiều doanh nghiệp thành viên đang hoạt động tại Việt Nam, định hướng Kinh tế tuần hoàn của SCG sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị, hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường ngay từ đầu vào. Ông Thanapat Kaweetraiphop – đại diện tập đoàn SCG trong Hợp tác lần này cho biết: “Việc hợp tác giữa tất cả các bên như trong Hợp tác công tư này là một yếu tố quan trọng để kinh tế tuần hoàn được triển khai thành công.”

Mô hình kinh tế tuần hoàn - giải pháp cho tình trạng rác thải nhựa tại Việt Nam - 1

Đại diện 3 công ty ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Thành công nhờ áp dụng kinh tế tuần hoàn

Thực tế, để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, một hợp tác công tư là không đủ. Việt Nam đang cần những tổ chức đi đầu đưa kinh tế tuần hoàn vào trọng tâm phát triển và áp dụng thành công mô hình này. Điển hình như tập đoàn SCG đã áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên toàn bộ hệ thống với 3 chiến lược chính.

Đầu tiên là giảm sử dụng vật liệu và tăng độ bền vật liệu, từ đó giúp giảm lượng tài nguyên sử dụng trong sản xuất.

Thứ hai là sử dụng công nghệ mới để nâng cấp và thay thế các sản phẩm và vật liệu thô hiện có bằng các giải pháp ít tốn nguyên liệu hơn hoặc dễ dàng tái chế hơn. Sản phẩm nhựa Poly-etylen (PE) cải tiến của SCG cho phép tái chế 2 lần là một ví dụ.

Tiếp theo là tái sử dụng và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng thay vì dùng các nguồn tài nguyên mới.

Không dừng lại ở đó, với vai trò tiên phong, SCG còn chủ động mở rộng quan hệ hợp tác ở quy mô quốc tế để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở phạm vi khu vực. Gần đây nhất, tập đoàn chủ trì Hội nghị Phát triển bền vững tại Thái Lan, quy tụ hơn 1000 đại biểu tới từ nhiều quốc gia và ASEAN và Châu Á để cùng chia sẻ các ứng dụng thành công của Kinh tế Tuần hoàn cũng như thành lập các liên minh Kinh tế Tuần hoàn, giúp giảm thiểu rác thải cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vốn đang dần khan kiếm trên toàn cầu.

Mô hình kinh tế tuần hoàn - giải pháp cho tình trạng rác thải nhựa tại Việt Nam - 2
Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững 2020 do SCG tổ chức kêu gọi các tổ chức cùng chung tay thực hiện mô hình Kinh tế tuần hoàn.

Riêng trong lĩnh vực sản xuất và tái chế các sản phẩm nhựa, SCG đã phối hợp thành công với Tập đoàn Dow Thái Lan để cùng phát triển dự án “Đường Nhựa Tái chế”, sử dụng rác thải nhựa trong sản xuất làm nhựa đường. Dự án khai thác tối đa giá trị từ rác thải nhựa theo nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới sự phát triển bền vững. Một ví dụ khác là dự án “Nhà tái chế cho cá” mà SCG phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Biển và Ven biển cùng các làng chài quy mô nhỏ tại Thái Lan cùng thực hiện. Bằng cách biến ống nhựa thải PE100 thành nơi ở cho cá, dự án đã tận dụng nhựa từ sản xuất để cải thiện việc nuôi trồng và đa dạng sinh học biển ven bờ, và mang lại thu nhập bền vững cho ngư dân địa phương.

Mô hình kinh tế tuần hoàn - giải pháp cho tình trạng rác thải nhựa tại Việt Nam - 3
Dự án nhà tái chế mà SCG triển khai giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa và mang đến cân bằng sinh thái cho vùng biển.

Bằng những hành động quyết liệt và hiệu quả hướng đến xây dựng nền kinh tế tuần hoàn từ những đơn vị tiên phong như Tập đoàn SCG, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng giải quyết vấn đề rác thải nhựa một cách bền vững.