1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Làm sao biết phụ nữ mua bia đang... cho con bú?

(Dân trí) - Bán bia cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ sẽ là hành vi vi phạm pháp luật... đây là quy định trong Dự thảo Nghị định quản lý sản xuất, kinh doanh bia do Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến đang vấp phải các ý kiến trái chiều

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bình Dương thông tin nguồn gốc tài sản “khủng” của Chủ tịch tỉnh
* [INFOGRAPHIC] Những người giàu nhất thế giới về lĩnh vực bất động sản trong năm 2014
*
Pháp có thể thiệt hại lớn vì hoãn giao chiến hạm cho Nga
* EVN bổ nhiệm một loạt nhân sự mới

Không kinh doanh bia gần trường học, bệnh viện, công sở, vỉa hè; bán bia cho người có biểu hiện say bia rượu, cho phụ nữ có thai hoặc đang thời gian cho con bú; cho người đang có bệnh lý về lạm dụng bia rượu sẽ bị xem là vi phạm pháp luật…
 
Đây là những hành vi sẽ bị cấm trong dự thảo Nghị định quản lý sản xuất, kinh doanh bia do Bộ Công Thương vừa đưa ra lấy ý kiến. Tuy nhiên, điều người kinh doanh, người tiêu dùng quan tâm chính là việc hiện thực hóa quy định sẽ như thế nào, ai quản lý, giám sát và phạt ai?

Nh
Những quán bia vỉa hè đang mọc như nấm sau mưa tại khắp các con phố

Sao biết được khách hàng đang cho con bú?

Theo nhiều ý kiến của đông đảo người dân, quy định quản lý kinh doanh bia rượi hiện mới chỉ giải quyết được phần ngọn và cơ quan quản lý đang “vẽ việc để làm”. Đơn cử việc bán bia cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hay người có bệnh lý về lạm dụng rượu bia sẽ đẩy cái khó về cho người kinh doanh và không hiểu người kinh doanh sẽ phải xác định dấu hiệu nào để nhận biết, ai sẽ quản lý, giám sát và xử phạt.
 
Hiện nay, đa số mua bán hàng hóa nhu mua bia, rượu không hóa đơn chứng từ, liệu cơ quan quản lý có phạt được cửa hàng hay không? Nếu phát hiện cửa hàng bán bia, rượu cho đối tượng trên thì rất khó để có thể xử phạt.
 
Việc cấm kinh doanh rượu bia tại các địa điểm vỉa hè, trường học và bệnh viện thì dễ nhưng quản lý đối tượng người mua bia rượu như trong dự thảo là rất khó bởi lấy đâu ra người để phạt các cửa hàng vi phạm. Hiện bia rượu đang nằm trong danh sách hàng hóa buôn bán có điều kiện và chịu sự quản lý của  quản lý thị trường, thanh tra y tế, thanh tra sở, phòng kế hoạch và đầu tư ở các địa phương.
 
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, quản lý thị trường ở các địa phương hiện đang phải ôm rất nhiều việc: cả về chống hàng giả, gian lận thương mại đến quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, tại các địa phương nông thôn.

Theo đại diện của chủ cửa hàng bán bia rượu: “Nếu người mua rượu bia là 1 trong các đối tượng bị cấm dấu thân phận thì chúng tôi sao biết được họ mà cấm bán. Chỉ có trường hợp người quá say sỉn, không ý thức được thì chẳng cửa hàng nào muốn bán cả”.

Hiện Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn thứ 3 Châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản, đứng thứ 28 trên thế giới. Năm 2013 chúng ta cũng tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, tương ứng 3 tỷ USD/năm, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt tăng 200% trong 10 năm qua. Việt Nam cũng là nước có nhiều nhà máy bia hơn 400 nhà máy và sự có mặt của 30 hãng bia lớn trong và ngoài nước.

Cần “lạt mềm buộc chặt”

Theo nhiều người, tiêu thụ bia rượu của Việt Nam tương đối cao so với mặt bằng thế giới do yếu tố truyền thống, lịch sử để lại nhưng cũng một nguyên nhân khác là giá bia, rượu tại Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Giải pháp cần phải có là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng này thêm nữa như các nước trong khu vực đã làm.

Hiện tại, Philippines mới đưa ra giải pháp rất mạnh tay với rượu bia khi kế hoạch của họ từ năm 2013 đến 2017 mỗi năm thuế rượu bia sẽ tăng dần 4%/năm nhằm chống lại việc lạm dụng bia rượu của người dân. Với mức thuế suất như này, theo các chuyên gia, chẳng chóng thì chầy rượu bia sẽ trở thành hàng hóa sa sỉ đối với người dân quốc đảo này.
 
Tại ASEAN, Singapore có lẽ là nước mạnh tay nhất đối với thuốc lá, rượu bia bởi các mặt hàng này tại đảo quốc sư tử này được đánh mức thuế tiêu thụ đặc biệt gần 100%. Nhiều du khách Việt hốt hoảng khi chứng kiến 1 chai bia tại Singapore bán tại cửa hàng đã có thuế lên đến 20 đô la Singapore tức là khoảng 300.000 VNĐ. Ngoài việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, rượu bia cũng nằm trong dịch quản lý đặc biệt nên tình trạng buôn lậu, xách tay rượu bia tại quốc gia này bị xử phạt rất nghiêm.

Ở Nga, nước này cũng đã ban hành chính sách giới hạn bán bia từ đầu năm 2013 theo giờ và độ tuổi để ngăn chặn tình trạng nghiện nặng rượu bia của nước này. Tại Hàn Quốc - một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới, Chính phủ nước này cũng cấm toàn bộ quảng cáo rượu bia trên các phương tiện truyền thông, bến xe, tàu điện và đường sá. Hành vi bán bia rượu tại trường học, công viên và bãi biển công cộng cũng bị phạt rất nặng. Theo nhiều chuyên gia, các nước phát triển quản lý bán rượu bia tốt do họ sử dụng thanh toán hóa đơn điện tử và thẻ tín dụng, đây là thách thức đối với kênh bán lẻ của nước ta hiện nay, chủ yếu là giao dịch bằng tiền mặt, không hóa đơn.

Trong Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mà Bộ Tài Chính và Công Thương vừa đề xuất có hiệu lực vào đầu tháng 7 năm 2015 thì mức thuế dự kiến áp cho bia tăng 15% (từ 50 - 65%).
 
Thuế áp cho rượu dưới 20 độ tăng 10% (từ 25 – 35%), rượu từ 20 độ trở lên tăng 15% (từ 50%- 65%). Mức tăng này được người dân hưởng ứng tuy nhiên, theo  một vị đại diện của Bộ Công Thương thì tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này sẽ làm tăng giá bán và gia tăng tình trạng buôn lậu bia rượu nhức nhối hơn. Nạn sản xuất hàng nhái, hàng giá, rượu tự chế có cơ hội phát triển tại các địa phương khiến khó có thể quản lý và gây nhiều hệ lụy đến cho người sử dụng khi cồn của họ sử dụng là cồn công nghiệp.
Hiện, dự thảo Nghị định này đang đưa ra lấy ý kiến dư luận song người dân cần những quy định của Dự thảo mang tính thực tế và có lợi nhất cho ba bên: Nhà nước - hộ kinh doanh và người tiêu dùng.
 
Trong mấy năm qua, nước ta cũng không thiếu các dự thảo, nghị định và văn bản chưa ra đời nhưng đã “chết yểu” do thiếu thực tế và bị bãi bỏ như: xử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm rởm; tiêu chuẩn sức khỏe đối với người điều khiển phương tiện giao thông, có sô đo vòng ngực dưới 72 cm không được cấp bằng lái xe A1 hay quy định xe biển chẵn đi ngày chẵn xe biển lẻ đi ngày lẻ như của Trung Quốc đang áp dụng…
 
Nguyễn Tuyền
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước