1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Lãi suất và trích lập dự phòng "ăn mòn" lợi nhuận ngân hàng

(Dân trí) - Năm 2014 đang dần khép nhưng cho đến thời điểm này, không nhiều ngân hàng công bố ước tính lợi nhuận cả năm, dù trước đó, một số ngân hàng đã mạnh dạn báo lỗ từng quý.

Cho đến thời điểm này, không nhiều ngân hàng công bố ước tính lợi nhuận cả năm 2014. Theo dự kiến, lợi nhuận năm 2014 của TPbank đạt 120% kế hoạch năm. Không công bố con số cụ thể nhưng đại diện Nam A Bank cho biết, ngân hàng ước đạt lợi nhuận vượt kế hoạch. Tuy nhiên, tỷ lệ vượt của nhà băng không nhiều. Được biết, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà Nam A Bank đưa ra cho năm nay ở mức 210 tỷ đồng (năm 2013, ngân hàng đạt 185 tỷ đồng lợi nhuận).

Còn theo OCB, lợi nhuận trước thuế trong 3 quý đầu năm đạt 134 tỷ đồng, giảm gần 30% và lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, kế hoạch lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này là 350 tỷ đồng.

Lợi nhuận nhà băng không còn xôm.
Lợi nhuận nhà băng không còn "xôm".
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

Hơn 2,5 tỷ USD đổ vào bất động sản trong năm 2014

* Phát hiện nhiều thi thể gần vùng nước đen bị nghi là máy bay AirAsia

* EVN lãi hơn 4.900 tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2013

* Doanh nghiệp Việt ở đâu trong tăng trưởng xuất khẩu?

* Dấu hiệu bất thường của công ty đa cấp có thu nhập hơn 800 ngàn USD/năm/người

* Việt Nam tiếp tục miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 7 nước từ 1/1/2015

Trước đó, một số nhà băng đã mạnh dạn báo lỗ trong quý III. Điển hình như tại DongA Bank, ngân hàng này báo lỗ 76 tỷ đồng trong quý III/2014, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 220 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 149 tỷ đồng, chưa bằng một nửa cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân của con số lỗ trên là do tỷ lệ nợ quá hạn tại DongA Bank đến cuối quý III/2014 chiếm đến 13% tổng dư nợ, cho dù nhà băng này đã bán gần 2.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong quý III. Vì vậy, kế hoạch 550 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2014 là bài toán khó khi phải trích dự phòng cao.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một số nhà băng, một trong những nguyên nhân chính tác động đến lợi nhuận ngân hàng là nợ xấu, khiến ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng để xử lý.

Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho hay: VAMC gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp đã đạt được thỏa thuận với khách hàng nhưng đến khi bàn giao, họ tìm mọi cách trì hoãn. Do đó, “đến năm 2016, tổng doanh số mua nợ xấu lên mức 200 nghìn tỷ đồng, sau đó, mới thực sự bắt tay xử lý nợ xấu đã mua”, ông Hùng nói.

Ông Đặng Bảo Khánh, Tổng giám đốc SeABank cho biết, nợ xấu đang khiến các ngân hàng đau đầu, việc xử lý nợ xấu gặp khó khăn. Bởi nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu nên chưa thể trả nợ, hoặc có doanh nghiệp sau một thời gian dài vất vả đòi nợ qua tòa án cũng chỉ lấy được tiền gốc, đó là chưa kể những khoản chi phí tốn kém để theo tòa.

Trong bối cảnh đó, ông Đặng Bảo Khánh cho hay, lợi nhuận ngân hàng năm nay khó có thể ở mức cao. “Nếu có ngân hàng nào công bố lợi nhuận cao thì cần phải khách quan để xem xét lại theo tiêu chuẩn quốc tế có đạt không? Tôi sẽ rất ngạc nhiện nếu có ngân hàng nào công bố lợi nhuận/vốn khoảng 15%. Có thể do họ đã cơ cấu lại nợ”, ông Khánh bình luận.

Theo tiết lộ của ông Khánh, lợi nhuận của SeABank nằm ở khoảng dưới 10%. Mặc dù tăng trưởng tín dụng tốt ở cả mảng doanh nghiệp và bán lẻ, nhưng lợi nhuận không cao vì lãi suất cho vay giảm khá mạnh và phải trích lập dự phòng lớn. Do đó, dù lợi nhuận có thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra hồi đầu năm nhưng với diễn biến của nợ xấu thì việc trích lập dự phòng luôn được nhà băng này ưu tiên.

“Năm nay, theo quy định mới ngân hàng phải trích lập dự phòng cả trái phiếu, nên SeABank phải trích khoảng 100 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro. Không những thế, trong những khoản dư nợ hiện nay, ngân hàng cũng gần như không có lãi do khuyến mại quá lớn”, ông Khánh tiết lộ

Cũng theo ông Khánh, với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, muốn tính lợi nhuận lại phải tính trên bài toán tổng thể mà doanh nghiệp đó mang về cho ngân hàng theo hướng dùng dịch vụ chứ không thể có lời ngay đối với hoạt động tín dụng. Trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khó, để cho vay được doanh nghiệp lớn và tốt thì lãi suất cho vay phải kèm theo khuyến mại, có khi còn thấp hơn lãi suất huy động, khiến cho có những khoản vay bị âm sau khi trích lập dự phòng.

Hay theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, lợi nhuận năm 2014 của ACB không tốt, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khó khăn, nhu cầu tín dụng thấp nên ngân hàng khó có lãi.

“Mặc dù lãi suất huy động giảm sâu nhưng tiền vẫn chảy vào ngân hàng, điều đó cho thấy tiền không chảy ra lưu thông vào nền kinh tế. Điều này còn cho thấy, nhu cầu vốn của doanh nghiệp thấp và lợi nhuận biên của ngân hàng cũng thấp”, ông Toại bình luận…

Như vậy, phải đến cuối tháng 2/2015, các ngân hàng mới rục rịch công bố lợi nhuận của cả năm 2014. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, bức trang lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay có nhiều gam màu, không chỉ có lãi, nhiều ngân hàng đã báo lỗ từng quý và lợi nhuận ngân hàng cũng sẽ không “sôm” như những năm trước.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, từ năm 2015, hoạt động ngành ngân hàng sẽ đi vào thực chất hơn với đúng chức năng là “kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. Trong đó,

Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động của ngành ngân hàng.

Nguyễn Hiền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”