1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Lại đề xuất nhập máy bay về để rồi… tái xuất

(Dân trí) - Thêm một chiếc trực thăng nữa vừa được doanh nghiệp đề nghị nhập về Bà Rịa Vũng Tàu nhằm mục đích đại tu, sửa chữa, sau đó đem tái xuất về nước sở tại trong vòng 12 tháng.

Đề xuất này vừa được Tổng công ty trực thăng Việt Nam gửi tới các đơn vị chức năng với lý do: nhập một chiếc máy bay về thực hiện gia công, sửa chữa. Sau đó, chiếc máy bay sẽ được tái xuất trở lại cho khách hàng.


Sau khi tiến hành tháo rời để bảo dưỡng, sửa chữa hoàn tất, máy bay sẽ được tái xuất trả lại cho khách hàng. (Ảnh minh hoạ)

Sau khi tiến hành tháo rời để bảo dưỡng, sửa chữa hoàn tất, máy bay sẽ được tái xuất trả lại cho khách hàng. (Ảnh minh hoạ)

Doanh nghiệp đề xuất nhập khẩu máy bay trực thăng lần này cũng là Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Trực thăng (Helitechco) – doanh nghiệp “con” thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam. Hợp đồng nhập lần này được công ty ký với đối tác môi giới là Công ty Volga Overscas của Ấn Độ.

Theo đề xuất, chiếc máy bay trực thăng và thiết bị phụ tùng đồng bộ lần này được công ty đưa từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó được chuyển tới một xưởng của công ty tại sân bay Vũng Tàu. Sau khi tiến hành tháo rời để bảo dưỡng, sửa chữa hoàn tất, máy bay sẽ được tái xuất trả lại cho khách hàng.

Tuy nhiên, lần này, doanh nghiệp đề xuất, máy bay và các thiết bị phụ tùng đồng bộ có thể sẽ được vận chuyển nhiều lần đến và đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thông qua hình thức bay chuyển trường, vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.

Helitechco cho hay, Công ty Volga Overscas của Ấn Độ là đối tác đã hợp tác lâu dài trong việc môi giới, cung cấp các dịch vụ huấn luyện của Việt Nam và là khách hàng dịch vụ đại tu sửa chữa trực thăng. Qua nhiều lần làm việc, giao dịch, đàm phán, phía Helitechco đánh giá đây là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, rủi ro về mặt tài chính thương mại cũng được đảm bảo bằng điều khoản thanh toán đủ 100% tổng giá trị hợp đồng trước khi ký biên bản bàn giao và tiếp nhận máy bay tại Vũng Tàu, trước khi tái xuất.

Việc tái xuất chiếc trực thăng này cùng với linh kiện phụ tùng đồng bộ kèm theo, sẽ được thực hiện trong vòng 12 tháng, kể từ ngày máy bay có mặt tại Việt Nam.

Điều 42 Luật Quản lý Ngoại thương có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều điều, khoản của Luật Thương mại năm 2005 quy định: Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, thi công, thuê, mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài.

Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau: Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

H.Anh

Lại đề xuất nhập máy bay về để rồi… tái xuất - 2