1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Kinh tế Triều Tiên có thể không trụ được đến năm sau

(Dân trí) - Bắc Triều Tiên quá yếu kém khiến nền kinh tế của nước này có thể sẽ không thể trụ được lâu dưới các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, một người đào tẩu từng có cấp bậc cao trong chính quyền Triều Tiên nói trước công chúng tại Hoa Kỳ.


​Lãnh đạo tối cao Triều Tiên, ông Kim Jong Un. (Nguồn: BI)

​Lãnh đạo tối cao Triều Tiên, ông Kim Jong Un. (Nguồn: BI)

CNBC cho biết, quan điểm của các quan chức cấp cao về chính quyền của ông Kim Jong Un đã được đưa ra khi đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ông Kim In Ryong trả lời báo chí. Hôm qua (16/10), ông này nói: “Chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất cứ lúc nào”.

Nhưng theo CNBC, Bắc Triều Tiên có thể chỉ đang khoác lác về chuyện này.

“Tôi không biết liệu Bắc Triều Tiên có thể gắng gượng sống sót nổi trong một năm nữa dưới lệnh trừng phạt hay không. Rất nhiều người đã bỏ mạng rồi”, ông Ri Jong Ho, cựu quan chức kinh tế của Bắc Triều Tiên nói. Ông này đã nói chuyện thông qua một dịch giả tại Hiệp hội Châu Á ở New York.

Đáng nói, ông Ri cho hay, không có đủ thực phẩm ở Bình Nhưỡng và các biện pháp trừng phạt đã khóa chặt thương mại, buộc chính phủ phải gửi hàng chục ngàn người lao động ra nước ngoài. Các gia đình ở vùng nông thôn Bắc Hàn thường không có điện, trong khi thành phố, điện chỉ có trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ/ngày.

Theo CNBC, lần cuối cùng hành tung của ông Ri được thông báo là tại Đại Liên, Trung Quốc, nơi ông điều hành Văn phòng 39, một tổ chức bí mật chịu trách nhiệm về việc thu tiền mặt do gia đình nhà lãnh đạo Kim cầm quyền.

Ông Ri cũng nhận được huy chương dân sự cao nhất của chế độ Kim Jong Un. Nhưng sau một loạt các vụ thanh trừng, ông đã đào tẩu cùng gia đình vào cuối năm 2014 và hiện đang sống ở khu vực Washington, D.C.

Người đào tẩu này tiết lộ, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, rất không hài lòng với chính phủ nước này vì không cải cách nền kinh tế mà thay vào đó lại đi “ăn xin” người hàng xóm khổng lồ là Trung Quốc.

Mặt khác, ông Ri cho biết, các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng ngoại giao là vấn đề không dễ dàng như tưởng tượng.

Điều này dẫn đến việc xây dựng một mối quan hệ với Hoa Kỳ là trọng tâm chính của Triều Tiên.

Thêm nữa, ông Ri đã ví cuộc khẩu chiến của lãnh đạo Kim Jong Un với Tổng thống Donald Trump là “cuộc tranh chấp giữa trẻ con và người lớn”.

Ông Kim Jong Un cho rằng sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giúp ông củng cố vị trí lãnh đạo của mình, giống như những người Bắc Triều Tiên thường nghĩ rằng vì liên minh với Mỹ nên Hàn Quốc mới phát triển thịnh vượng. “Thực ra, Bắc Hàn rất sợ Nam Hàn”, ông Ri nói.

Và để giải quyết những bất an của mình, Bắc Triều Tiên bắn hàng loạt tên lửa. Nhưng dù thế nào đi nữa, thế giới vẫn lo ngại về mối đe dọa hạt nhân đang gia tăng và Trung Quốc liên tục kêu gọi đối thoại. Tuy nhiên, ông Ri nói rằng ông thấy tốt hơn hết là các quốc gia nên tập hợp lại với nhau để đàm phán.

Khi đàm phán, các bên sẽ biết những gì họ muốn. Và để xoay chuyển tình thế một cách thành công, các nhà ngoại giao nước ngoài cần phải hiểu những điều Kim Jong Un nghĩ và thay đổi chúng.

Hồng Vân

Theo CNBC

Kinh tế Triều Tiên có thể không trụ được đến năm sau - 2