1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Kinh tế Singapore sụt giảm bất ngờ, xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh

(Dân trí) - Một sự sụt giảm bất ngờ trong nền kinh tế Singapore và mức giảm lớn hơn dự đoán trong xuất khẩu của Trung Quốc đã gửi một cảnh báo cho nền kinh tế thế giới khi căng thẳng thương mại làm suy yếu niềm tin và hoạt động kinh doanh.

Kinh tế Singapore sụt giảm bất ngờ, xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh - 1

Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore (GDP) phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu đã giảm 3,4% trong quý 2 so với ba tháng trước, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2012. Số liệu thương mại Trung Quốc cho thấy xuất khẩu nước này cũng giảm 1,3% trong tháng 6 so với một năm trước và nhập khẩu bất ngờ giảm mạnh hơn so với một năm trước lên tới 7,3%.

Giống như nền kinh tế Hàn Quốc - Singapore thường được các nhà kinh tế coi là một hồi chuông cảnh báo cho nhu cầu thương mại toàn cầu do việc quốc gia này phụ thuộc nặng nề vào ngoại thương. Nếu nền kinh tế của Singapore sụt giảm lớn, có nghĩa là thương mại toàn cầu có thể sẽ lâm vào khủng hoảng trong thời gian tới.

Chi tiết về GDP hàng quý của Trung Quốc dự kiến được công bố vào thứ Hai sẽ cho thấy sự suy yếu rõ ràng trong nền kinh tế của nước này.

Chua Hak Bin, một nhà kinh tế tại Maybank Kim Eng Research Pte ở Singapore cho biết, “Singapore là giống như chim hoàng yến trong mỏ than ( hình ảnh ẩn dụ về cảnh báo sắp có nguy hiểm), rất cởi mở và nhạy cảm với thương mại. Các dữ liệu này chỉ ra rằng nền kinh tế của toàn châu Á sẽ có nguy cơ suy giảm sâu sắc”

Trên khắp châu Á và châu Âu, hoạt động sản xuất của các nhà máy đã giảm trong tháng 6, trong khi Hoa Kỳ chỉ cho thấy sự đóng góp tăng trưởng kinh tế ít ỏi. Châu Á là động lực tăng trưởng của thế giới và đóng góp hơn 60% GDP toàn cầu, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

“Tôi nghĩ rằng những con số này sẽ rất tệ. Những cảnh báo của một cuộc suy thoái là có thật. Rủi ro bây giờ là sâu sắc hơn”

Singapore đã dự đoán rằng sẽ một cuộc suy thoái trong năm nay và chính phủ đang theo dõi tình hình chặt chẽ, Bộ trưởng Tài chính, Heng Swee Keat cho biết trong một bài đăng trên Facebook. Chính phủ cho biết có thể sẽ điều chỉnh lại phạm vi dự báo tăng trưởng trong khoảng từ 1,5% -2,5% trong năm nay.

Sự suy giảm toàn cầu và căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đang tạo nên các gợn sóng trên toàn khu vực.

Động thái khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thực sự đã không thuyết phục được các nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi. Các nhà phân tích của Morgan Stanley tháng trước đã cắt giảm cả hai dự báo tăng trưởng năm 2019 và 2020 xuống còn 3% và 3,2%.

Bên cạnh căng thẳng thương mại, sự bùng nổ công nghệ đang đè nặng lên triển vọng của các nhà sản xuất điện tử như Singapore. Theo ông Tuuli McCully, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Scotiabank ở Singapore, khoảng 40% sản phẩm xuất khẩu của quốc gia này là các mạch tích hợp.

Sự suy thoái trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu được phản ánh ở Singapore nhiều hơn ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, theo ông McCully.

Tăng trưởng yếu hơn có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương châu Á đẩy mạnh các chính sách hành động để thúc đẩy tăng trưởng. Trong số 16 nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát, một nửa kỳ vọng rằng Ngân hàng Hàn Quốc sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống 25 điểm cơ bản vào tuần tới.

Thùy Dung

Theo Bloomberg