1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Không kế thừa nợ, không thể mua DNNN với giá thấp hơn sổ sách

(Dân trí) - Nếu người mua không kế thừa các khoản nợ, giá khởi điểm bán DNNN không được thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định và giá trị quyền sử dụng đất; đồng thời không thấp hơn tổng giá trị doanh nghiệp đã xác định.

Quá trình cổ phần hóa DNNN đang bước vào giai đoạn nước rút
Quá trình cổ phần hóa DNNN đang bước vào giai đoạn nước rút
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Theo Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán, chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vừa được Chính phủ ban hành, giá khởi điểm được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định và giá trị quyền sử dụng đất (nếu có) theo giá công bố của UBND cấp tỉnh nếu người mua kế thừa các khoản nợ.
 
Đồng thời, mức giá khởi điểm cũng không được thấp hơn tổng giá trị doanh nghiệp đã được xác định theo quy định nếu người mua không kế thừa các khoản nợ.
 
Căn cứ vào phương thức bán (bán đấu giá hoặc bán trực tiếp), phương thức thanh toán (một lần hoặc nhiều lần), mức giá đặt mua, số lao động mà người mua tiếp tục sử dụng để quyết định giá bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
 
Trường hợp bán doanh nghiệp mà có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán theo một trong hai phương thức đấu giá.
 
Phướng thức thứ nhất là đấu giá kế thừa toàn bộ số lao động còn lại, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết một phần số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
 
Phương thức thứ hai là đấu giá không kế thừa lao động, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết hết số lao động hoặc đã phê duyệt phương án giải quyết hết số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
 
Trường hợp chỉ có một đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ được chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp áp dụng phương thức bán thỏa thuận trực tiếp.
 
Số tiền bán doanh nghiệp sau khi nộp vào ngân sách nhà nước phần giá trị quyền sử dụng đất (nếu có), được sử dụng vào các mục đích: Thanh toán các chi phí phục vụ cho việc bán doanh nghiệp; thanh toán các khoản nợ mà người mua không kế thừa; thực hiện chính sách đối với người lao động khi bán doanh nghiệp.
 
Số tiền còn lại được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ trong trường hợp bán công ty thành viên, bộ phận phụ thuộc của công ty mẹ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp bán bộ phận doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong trường hợp bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
 
Theo quy định tại Nghị định này, nếu người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trả tiền một lần ngay sau khi mua thì được giảm giá tối đa là 5% giá bán không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất nhưng không vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có tại doanh nghiệp, bộ phần doanh nghiệp.
 
Đối với doanh nghiệp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp đó. Trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì Tổng giám đốc (giám đốc) doanh nghiệp phải làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân mở thủ tục giải quyết phá sản theo quy định pháp luật.
 
Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”